3 SAI LẦM PHỔ BIẾN KHI NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Trong quá trình nuôi tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng, bà con luôn phải tìm tòi, học hỏi và thử nghiệm những kỹ thuật nuôi mới. Chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Từ đó, kéo theo những hệ lụy đáng tiếc, ảnh hưởng đến sản lượng, kinh tế người nuôi. Cùng Bio Blue Việt Nam tìm hiểu “3 sai lầm phổ biến khi nuôi tôm thẻ chân trắng” trong bài viết dưới đây để rút được một số kinh nghiệm cần thiết.

10 đặc điểm của tôm khỏe và tôm bệnh

Không xây dựng quy trình chuẩn khi nuôi tôm thẻ chân trắng

Thường do bà con nuôi tôm có nhiều năm kinh nghiệm, tự tin vào kỹ năng xử lý tình huống của mình. Dẫn đến tình trạng mất khả năng kiểm soát, quản lý rủi ro ao và môi trường nuôi vì không có định hướng rõ ràng về quy trình chuẩn.

Khi quá trình xử lý sự cố bị kéo dài, môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần mới khắc phục xong. Tôm từ đó mất dần khả năng tự đề kháng, bị tác động nghiêm trọng hơn bởi các yếu tố ngoại cảnh.

quy-trinh-chuan-nuoi-tom-the-chan-trang

Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng không phù hợp

Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng luôn được khuyến nghị ở mức dưới 100 con/m2 ao. Đây là mật độ đã được tính toán nhằm tối ưu chất lượng tôm giống, chi phí bổ sung dinh dưỡng cũng như rút ngắn tối đa thời gian nuôi trồng.

Tuy nhiên nhiều người nuôi cho rằng thả càng nhiều thì năng suất càng cao. Do đó nhiều bà con nuôi tôm vẫn gặp phải tình trạng mất kiểm soát trong quá trình nuôi thả. Dù rằng đã chọn đúng con giống chất lượng, duy trì và kiểm soát chất lượng môi trường ao nuôi theo tiêu chuẩn.

Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng luôn được khuyến nghị ở mức dưới 100 con/m2 ao

Sai sót khi xử lý sự cố nuôi tôm thẻ chân trắng

Bên cạnh kiến thức cơ bản về mật độ nuôi thả, chất lượng môi trường hay tiêu chuẩn dinh dưỡng. Bà con cần trang bị thêm các kiến thức liên quan đến công nghiệp, hoá chất để tối ưu hiệu quả nuôi trồng.

Một số lỗi có thể kể đến như: đánh vôi thừa hoặc thiếu cho ao nuôi, sử dụng chất xử lý môi trường liều lượng quá cao, không bổ sung đủ dinh dưỡng để cải thiện khả năng hấp thụ và tiêu hoá của tôm,…

ao-tom
Môi trường nước nuôi ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, người nuôi cần có những kiến thức công nghiệp, hoá chất để tối ưu hiệu quả nuôi trồng

Nhiều hệ luỵ mà bà con nuôi tôm khó lường trước chẳng hạn như: hệ số chuyển đổi dinh dưỡng suy giảm, oxy hòa tan kém trong ao nuôi do đánh vôi quá nhiều hoặc dùng chất xử lý nước sai, tình trạng tái phát bệnh dịch gia tăng do quá trình xử lý hoá chất không đúng chuẩn,… Sau cùng bài toán tồn tại, cạnh tranh và phát triển mô hình kinh doanh nuôi tôm thẻ chân trắng cũng vô cùng hóc búa.

Hy vọng những chia sẻ trên của Bio Blue Việt Nam giúp bà con tránh được những tổn thất không đáng có. Chúc bà con có vụ nuôi bội thu. Và sớm gặp mọi người ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những kiến thức tốt nhất phục vụ cho nuôi tôm, BIO BLUE cùng với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tôm luôn sẵn sàng tư vấn, chăm sóc và chia sẻ giải pháp cho quý bà con trên mọi miền đất nước. Liên hệ ngay với chúng tôi qua sđt: 0833 333 355 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu nuôi tôm