“Nuôi tôm là nuôi nước” – đây là câu nói quen thuộc của người nuôi tôm. Do đó, xử lý nước ao nuôi là công việc tối quan trọng nhằm đảm bảo môi trường nuôi đạt chuẩn cho tôm sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi người nuôi cần có đầy đủ kiến thức cũng như trải nghiệm thực tế để có thể xử lý nước ao tốt nhất. Cùng Bio Blue Việt Nam phân tích và chia sẻ các giải cụ thể sau.
– Do trời mưa kéo dài làm rửa trôi đất quanh bờ xuống đáy ao.
– Các keo đất sét lơ lửng trong ao nuôi khó lắng tụ.
– Chất thải của tôm phát triển quá mức.
– Ngoài ra, tảo phát triển quá mức khiến tảo tàn cũng là nguyên nhân.
– Trong quá trình cải tạo ao, bà con nạo vét đáy ao chưa sạch.
– Ao nuôi cạn nhưng quạt nước mức độ quá mạnh.
– Sử dụng vôi kém chất lượng, chứa nhiều tạp chất.
– Cung cấp dư thừa lượng thức ăn công nghiệp.
– Yếu tố tự nhiên (bùn đất hoà tan, nhiều hạt lơ lửng): Thay lại nước ao ngay hoặc sử dụng các chất lắng tụ
– Tảo tàn: Bón vôi nóng với liều lượng hợp lý để cắt tảo tàn vào ban đêm. Sử dụng chế phẩm sinh học để cân bằng hệ sinh thái.
– Nhiều thức ăn dư thừa: Thay nước và kết hợp với men vi sinh để có hiệu quả xử lý tối ưu.
– Quá trình cải tạo đáy áo phải được thực hiện kỹ lưỡng.
– Phủ bạt quanh bờ ao để ránh tình trạng đất rửa trôi.
– Sử dụng nguồn nước đã lắng đọng 15 ngày và kết hợp sử dụng lưới lọc các hạt lơ lửng trước khi cấp vào ao nuôi.
– Lựa chọn vôi chất lượng và liều lượng bón vôi hợp lý.
Bùn đáy hình thành là do thức ăn dư thừa, xác chết và chất thải của tôm tích tụ và lắng đọng. Bùn đáy có mùi hôi tanh, ảnh hưởng đến con người và hệ sinh thái ao nuôi.
Ngoài ra, bùn đáy còn phát sinh bởi các yếu tố:
– Đất bờ bị xói mòn bởi nước
– Ảnh hưởng của vôi, khoáng chất bổ sung xuống ao nuôi
– Các hạt lơ lửng theo đường cấp nước vào ao
– Làm sạch ao: Cải tạo khô hoặc cải tạo ướt tùy theo điều kiện môi trường ao nuôi
– Hạn chế dòng chảy của nước gây xói mòn: Xây dựng hệ thống ao nuôi chắc chắn, rửa ao nhiêu lần để tránh các mầm bệnh cho tôm.
– Quản lý lượng thức ăn: Lựa chọn nguồn thức ăn chất lượng và sử dụng với liều lượng phù hợp để tránh tình trạng dư thừa. Nếu thức ăn kém chất lượng sẽ làm hệ số thức ăn chuyển đổi thịt cao khiến tôm khó tiêu thụ thức ăn, từ đó tăng lượng bùn dưới đáy ao.
– Đưa chất thải ra khỏi ao nuôi: Trực tiếp thay nước đáy bằng cách sử dụng hệ thống thoát nước trung tâm hay máy hút bùn.
– Xử lý bùn đáy bằng vi sinh: Bổ sung men vi sinh để vệ sinh môi trường ao nuôi
– Hiện tượng tảo tàn khiến chất lượng nước kém. Hình thành các bọt trắng lâu tan dù người nuôi đã chạy quạt nước.
– Đảm bảo các yếu tố môi trường, quản lý tảo bằng cách vớt xác tảo thường xuyên.
– Không để thức ăn tích tụ quá lâu. Cắt giảm khoảng 50% lượng thức ăn đến khi môi trường nước ổn định.
– Kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh cân bằng nước ao nuôi giúp nước ao nuôi sạch, màu nước ổn định, giảm thiểu bệnh gây hại cho tôm.
– Quạt khí thường xuyên để cung cấp oxy cho quá trình phân hủy xác tảo.
– Ao nuôi quá nhiều bọt trắng lâu tan (cụ thể là H2S, NH3): Xử lý bằng cách sử dụng men vi sinh xử lý môi trường
– Giảm 50% lượng thức ăn so với ngày thường, để hỗ trợ quá trình xử lý khí độc
– Xuất hiện nhiều váng trên mặt nước do tảo tàn thì nên vớt và kết hợp sử dụng men vi sinh xử lý môi trường
Men vi sinh để xử lý môi trường là hướng đi đúng đắn và hiệu quả. Vì các chế phẩm sinh học sẽ không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong ao nuôi, không tác động xấu đến môi trường nuôi.
BỘ 3 XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG: YUCCA BEST – BLUE CLEAR – YUCCA LIQUID với các công dụng vượt trội:
– Phân huỷ hoàn toàn khí độc tích tụ ở đáy ao H2S, NH3, SO2,… một cách hiệu quả nhất
– Giải pháp tốt nhất cho hiện tượng tôm nổi đầu do sự thiếu hụt oxy
– Tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có lợi cho môi trường ao nuôi
– Ổn định pH, tạo màu nước đẹp
– Kích thích tôm phát triển, giúp tăng năng suất tối ưu
– Quá trình nuôi: 500ml/ 6000 – 8000m³ nước.
– Sử dụng định kỳ 2 – 3 tuần / 1 lần.
– Xử lý khí độc: 500ml/ 5.000m³ nước.
– Tháng 1 – 2: 227g/ 10.000m3 nước.
– Tháng 3 trở lên: 454g/ 10.000m3 nước.
– Pha loãng với nước sạch tạt đều xuống ao.
– Quá trình nuôi: 500ml/ 3000 – 4000m³ nước.
– Sử dụng định kỳ từ 2 – 3 tuần/ 1 lần
– Xử lý khí độc: 500ml/ 2000m³ nước
Hy vọng những chia sẻ trên của Bio Blue Việt Nam có thể cung cấp cho quý bà con những thông tin cần thiết để sử dụng men vi sinh một cách hiệu quả. Chúc bà con có vụ nuôi bội thu. Và sớm gặp mọi người ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những kiến thức tốt nhất phục vụ cho nuôi tôm, BIO BLUE cùng với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tôm luôn sẵn sàng tư vấn, chăm sóc và chia sẻ giải pháp cho quý bà con trên mọi miền đất nước. Liên hệ ngay với chúng tôi qua sđt: 0833 333 355 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu nuôi tôm
Văn phòng công ty: 13 đường DD5, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM
Nhà máy SX: KCN Xuyên Á, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Khu SX giống:
CN1: Ấp Đông Thành, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
CN2: Thôn Khánh Tường, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Hotline: 0833 333 355