Hiện nay, thời tiết đang trải qua giai đoạn giao mùa, mưa nắng đan xen khiến môi trường ao nuôi thay đổi liên tục. Đây chính là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh sinh sôi và phát triển. Mưa ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng, năng suất vụ nuôi và giá trị tôm thương phẩm. Nắm được tác động của mưa đến sức khỏe tôm, người nuôi có thể hạn chế tổn thất từ hiện tượng này.
– Mưa làm nhiệt độ ao giảm từ 3 – 5 độ C so với môi trường. Nhưng có thể thấp hơn nếu có áp thấp hoặc bão.
– Nước mưa có độ pH thấp, khoảng 6,2 – 6,4. Ngoài ra, trời mưa không có ánh sáng nên tảo không thể quang hợp. Chính 2 lý do trên khiến độ pH trong ao giảm.
– Nước mưa cũng làm giảm độ mặn và độ cứng trong ao.
– Chất lơ lửng trong ao tăng là do sự rửa trôi từ bờ ao. Điều này cũng làm tăng độ đục, hạn chế ánh sáng xuống ao gây ra hiện tượng sụp tảo đột ngột.
– Tảo tàn đột ngột ngay sau mưa hoặc ngay cả khi đang mưa. Nguyên nhân là do giảm pH đột ngột, giảm nồng độ khoáng chất, tăng độ đục và cuối cùng là giảm cường độ ánh sáng.
– Quần thể vi khuẩn dị dưỡng với vai trò phân hủy chất hữu cơ đã tăng theo cấp số nhân do sự gia tăng các chất dinh dưỡng từ các tế bào tảo chết lắng xuống đáy ao.
– Hàm lượng oxy hòa tan trong ao giảm mạnh. Do nhu cầu của vi khuẩn dị dưỡng tăng cao nhằm phục vụ cho hoạt động phân giải tảo. Ngoài ra, các hoạt động khác của nhóm vi khuẩn này cũng sinh ra lượng lớn CO2, làm giảm độ pH hơn nữa.
=> Tất cả các yếu tố trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm.
– Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi và hấp thụ của tôm. Thông thường, khi nhiệt độ giảm 1 độ C, mức độ thèm ăn của tôm giảm 10%. Và khi trời mưa, nhiệt độ thường giảm từ 3-5 độ C, vì vậy, sức ăn của tôm có thể giảm ít 30%.
– Mưa làm phân tầng nước, giảm độ chiếu sáng của mặt trời xuống ao. Vì nước mưa nhẹ hơn nên sẽ hình thành 1 lớp nước ngọt và lạnh, khiến quá trình làm ấm diễn ra chậm hơn. Vì vậy, cần loại bỏ lớp nước này hoặc xáo trộn các tầng nước với nhau.
– Ngoài giảm sức ăn, tôm có xu hướng di chuyển đến nơi có nhiệt độ và độ mặn cao hơn, tránh sự xáo trộn bên mặt do mưa. Tuy nhiên, nơi này lại chứa nồng đọ oxy hòa tan thấp, nồng độ khí độc cao. Do tồn đọng nhiều thức ăn thừa, chứa nhiều vi khuẩn gây hại.
– Nồng độ pH là điều kiện thích hợp để tảo lam phát triển, các tảo khác tàn đột ngột, cung cấp lượng lớn chất hữu cơ cho vi sinh vật hiếu khí tăng mạnh, sản sinh lượng CO2, giảm mạnh oxy.
– Oxy hòa tan là yếu tố vô cùng quan trọng trong nuôi tôm.
– Mất tảo, thiếu quang hợp, nhu cầu oxy tăng cao là những lý do khiến lượng oxy giảm thấp. Oxy thấp làm tăng khả năng chuyển hóa Sunfat, tăng H2S trong ao nuôi.
– Sau 1-2 ngày mưa, mang tôm bị đen. Đây là biểu hiện rõ rệt của khí độc H2S.
– Độ mặn và độ cứng đều được quyết định bởi hàm lượng ion hòa tan. Nên khi thấy độ mặn và độ cứng giảm, điều đó đồng nghĩa với việc nồng độ ion đang giảm mạnh.
– Hàm lượng ion hòa tan thấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt sống và cân bằng nội tiết tố của tôm. Thiếu hụt ion Ca và Mg nên quá trình lột xác kéo dài, tôm lâu cứng vỏ, gia tăng tình trạng ăn thịt lẫn nhau. Gây nên bệnh nhiễm trùng, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể tôm.
– Mưa thường kèm theo gió, tạo sóng trên bề mặt. Diện tích ao càng lớn, sóng càng to.
– Sóng tạo ra sự xói mòn bờ ao, tăng độ đục ao nuôi, đẩy nhanh quá trình tảo tàn.
Hy vọng những chia sẻ trên của Bio Blue Việt Nam có thể giúp quý bà con nắm được các ảnh hưởng của mưa đến sức khỏe tôm. Từ đó, có những giải pháp phòng ngừa hợp lý. Chúc bà con có vụ nuôi bội thu. Và sớm gặp mọi người ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những kiến thức tốt nhất phục vụ cho nuôi tôm, BIO BLUE cùng với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tôm luôn sẵn sàng tư vấn, chăm sóc và chia sẻ giải pháp cho quý bà con trên mọi miền đất nước. Liên hệ ngay với chúng tôi qua sđt: 0833 333 355 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu nuôi tôm
Văn phòng công ty: 13 đường DD5, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM
Nhà máy SX: KCN Xuyên Á, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Khu SX giống:
CN1: Ấp Đông Thành, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
CN2: Thôn Khánh Tường, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Hotline: 0833 333 355