Mùa mưa luôn là thời điểm thách thức với người nuôi tôm thương phẩm. Đặc biệt khi các yếu tố môi trường biến đổi nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm. Mặc dù nhiều trường hợp ghi nhận tỷ lệ tôm chết cao hơn không liên quan đến yếu tố khí hậu này. Vậy, những yếu tố nào cần được chú ý và biện pháp nào giúp giảm thiểu rủi ro?
TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP TỪ MÙA MƯA
Mùa mưa thường có nhiệt độ thấp hơn môi trường từ 5 – 6 độ C.
Do sự hoà tan của CO2, mưa được coi là một dung dịch yếu có độ pH từ 6,2 – 6,4.
Hai yếu tố vật lý này có xu hướng làm giảm nhiệt độ và độ pH của ao nuôi tôm.
Ngoài ra, độ mặn và độ cứng cũng giảm do nồng độ ion giảm.
Những thay đổi vật lý khác liên quan trực tiếp đến mưa làm gia tăng chất lơ lửng do sự rửa trôi đất.
Điều này gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến quang hợp gây suy giảm đột ngột tảo trong ao.
TÁC ĐỘNG GIÁN TIẾP
Mùa mưa tác động gián tiếp đến tảo
Bà con thường quan sát thấy một chuỗi các hiện tượng trong đó lượng mưa chỉ mới là sự khởi đầu. Hầu như luôn có sự sụt giảm đột ngột về quần thể vi tảo ngay sau những cơn mưa. Điều này xảy ra do nhiều yếu tố tác động liên quan. Liên quan nhiều nhất là độ pH giảm, giảm nồng độ khoáng chất và vi chất dinh dưỡng. Khi đó quần thể vi khuẩn dị dưỡng có vai trò phân huỷ chất hữu cơ làm gia tăng nguồn dinh dưỡng từ tảo chết dưới đáy ao.
Oxy hoà tan
Ở thời điểm này, mức oxy hòa tan thường giảm mạnh do hai nguyên nhân:
Sự phân hủy của chất hữu cơ từ tảo chết và hạn chế oxy hòa tan từ khí quyển vào nước do lớp nước ngọt trên bề mặt ao.
Tôm dễ bị thiếu oxy, đặc biệt vào ban đêm hoặc sáng sớm.
Ngộ độc Hydro Sunfua (H₂S):
Chất hữu cơ tích tụ từ tảo chết kết hợp với điều kiện yếm khí trong đáy ao dễ sinh ra H₂S.
Một loại khí độc có thể gây tử vong cho tôm khi đạt nồng độ cao.
TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHOẺ TÔM
Môi trường biến đổi nhanh trong mùa mưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến:
Nhiệt độ
Sự giảm nhiệt độ đột ngột làm tôm bị stress, chậm ăn và giảm hoạt động.
Khi nhiệt độ giảm dưới 26°C, hệ miễn dịch của tôm suy yếu, dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
pH
Sự dao động pH ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất và chức năng sinh lý của tôm.
pH thấp làm giảm hiệu quả hấp thu canxi, gây khó khăn trong quá trình lột xác và hình thành vỏ mới.
Oxy hoà tan
Mức oxy hòa tan giảm mạnh trong mùa mưa.
Đặc biệt vào ban đêm, dẫn đến tình trạng thiếu oxy cho tôm.
Điều này không chỉ làm giảm tăng trưởng mà còn tăng nguy cơ chết ngạt. Đặc biệt ở các ao có mật độ tôm cao.
Độ mặn
Độ mặn giảm mạnh trong mùa mưa làm thay đổi áp suất thẩm thấu trong cơ thể tôm.
Hậu quả là tôm dễ bị mất nước, yếu đi và dễ mắc các bệnh do vi khuẩn như hoại tử gan, tụy.
Độ cứng
Tôm cần một lượng khoáng chất đầy đủ để phát triển lớp vỏ cứng.
Khi độ cứng giảm, quá trình lột xác bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm tôm dễ bị tổn thương hoặc chết non.
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG MÙA MƯA
Để đảm bảo môi trường nuôi tôm an toàn và hiệu quả trong mùa mưa, bà con cần áp dụng các biện pháp quản lý toàn diện:
Kiểm soát chất lượng nước:
Thường xuyên đo các thông số như pH, DO, độ mặn, độ cứng và nhiệt độ nước.
Sử dụng vôi hoặc hóa chất chuyên dụng để ổn định pH.
Tăng cường oxy hòa tan:
Sử dụng máy quạt nước hoặc sục khí để đảm bảo lượng oxy trong ao.
Xử lý bùn đáy định kỳ để tránh tình trạng thiếu oxy do chất hữu cơ phân hủy.
Ổn định độ mặn và độ cứng:
Bổ sung muối và khoáng chất để duy trì độ mặn và độ cứng ở mức phù hợp.
Hỗ trợ quá trình lột xác và phát triển của tôm.
Quản lý nước mưa:
Xây dựng hệ thống rào chắn và bạt phủ xung quanh ao để hạn chế nước mưa tràn trực tiếp.
Lắp đặt hệ thống thoát nước hiệu quả để kiểm soát nước ao khi có mưa lớn.
Mùa mưa mang lại nhiều khó khăn, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và áp dụng đúng các biện pháp quản lý. Bà con có thể giảm thiểu tác động tiêu cực, bảo vệ sức khỏe đàn tôm và đảm bảo năng suất vụ nuôi. Bà con hãy luôn chú ý theo dõi sát sao các thông số môi trường để nhanh chóng đưa ra giải pháp phù hợp.
Bà con có thể tham khảo thêm các dòng sản phẩm dinh dưỡng và phòng trị bệnh tại đây: