Bệnh EHP - Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Trong nuôi tôm công nghệ, Bệnh EHP không chỉ là thách thức lớn mà còn là nguyên nhân khiến nhiều vụ nuôi gặp thất bại nghiêm trọng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng ngừa là chìa khóa giúp bà con duy trì đàn tôm khỏe mạnh và đạt năng suất cao.

1. Bệnh EHP là gì?

Bệnh EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là bệnh do vi bào tử trùng gây ra, làm ảnh hưởng lớn và gây thiệt hại đáng kể trong ao nuôi. Bệnh làm tôm chậm lớn, kích thước không đồng đều,… dẫn đến thiệt hại kinh tế nặng nề.

Vi bào tử trùng EHP
Vi bào tử trùng EHP

2. Biểu hiện khi tôm bị nhiễm EHP

Dấu hiệu tôm bị EHP khá đặc trưng nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Một số biểu hiện thường thấy:

  • Trong giai đoạn đầu, tôm sẽ giảm ăn, giảm sức đề kháng và bị mềm vỏ do khả năng hấp thụ kém. Tôm chậm lớn, rỗng ruột hoặc bị phân trắng, từ đó kéo theo suy gan và sưng gan.
  • Tôm trong giai đoạn 20 – 45 ngày tuổi sẽ bắt đầu chậm lớn hoặc thậm chí là không lớn.
  • Càng về sau lượng thức ăn tôm hấp thụ càng giảm. Khoảng 50 – 70% so với lượng thức ăn cung cấp cho tôm khỏe.
Biểu hiện tôm bị EHP
Biểu hiện tôm bị EHP

3. Nguyên nhân gây bệnh EHP

Bệnh EHP bắt nguồn từ sự xâm nhập của vi bào tử trùng vào tế bào gan tụy của tôm. Một số nguyên nhân chính gây lây nhiễm bao gồm:

  • Con giống: Sử dụng con giống không rõ nguồn gốc, không kiểm tra PCR. Quy trình ươm nuôi không kiểm soát, không đảm bảo chất lượng.
  • Môi trường nước: Chất lượng nguồn nước không sạch sẽ, không đảm bảo các chỉ số trong ao. Mùn bã hữu cơ nhiều sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
  • Các trang thiết bị: Sử dụng các trang thiết bị có mầm bệnh EHP từ vụ trước mà không xử lý triệt để.
  • Lây nhiễm chéo: Lây nhiễm mầm bệnh từ ao này sang ao khác, khu nuôi này sang khu nuôi khác.
Cac-nguon-lay-nhiem-EHP
Các nguồn lây nhiễm EHP

4. Mật độ thả

Không nên thả tôm ở mật độ quá dày, mật độ nuôi thích hợp từ 120 – 150 con/m³. Với mật độ này, tôm ít phải cạnh tranh nguồn thức ăn, đảm bảo đủ dinh dưỡng và phát triển đồng đều. Môi trường sống thoáng hơn giúp giảm thiểu ô nhiễm chất thải và các chất độc tích tụ trong nước. Hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giảm căng thẳng cho tôm. 

5. Cách phòng ngừa bệnh EHP

 Để hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh EHP, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả sau:

Cách phòng ngừa EHP:

  • Chọn lọc con giống: Lựa chọn con giống ở nơi có uy tín. Con giống phải được kiểm tra PCR và 12 tiêu chí hiển vi để đảm bảo con giống sạch bệnh. Bio Blue Việt Nam tự hào về dòng Tôm giống BS22 chất lượng nhất, đảm bảo 100% sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tốt.
  • Khử trùng các trang thiết bị: Ngâm tất cả các trang thiết bị trong ao vào dung dịch Axit và Chlorine (200g – 300g/1000m³) trong 72h, để loại bỏ mầm bệnh trong ao.
  • Quản lý chất lượng nước: Duy trì chất lượng nước sạch, ổn định và kiểm soát nhiệt độ, pH, độ mặn, oxy hòa tan,…
  • Theo dõi sức khỏe của tôm: Giúp phát hiện sớm mầm bệnh, giảm thiểu thiệt hại và kiểm soát được dịch bệnh.

Cách xử lý EHP:

Sử dụng chế phẩm sinh học: Sử dụng G8++ từ Bio Blue Việt Nam – Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị EHP.

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm G8++

  • Liều phòng: Trước khi thả giống nên tạt G8++ liều 2l/1000m³. Sau đó định kỳ tạt 5 ngày/1 lần.
  • Liều trị: Khi tôm nhiễm EHP, cho ăn G8++ liều 5-10 ml/kg thức ăn chiếm 50% thức ăn trong ngày. Bà con kết hợp tạt G8++ liều 2l/1000m³.

Trước tình hình này, bà con cần chủ động theo dõi sức khỏe của tôm; chú ý môi trường xung quanh. Và các biện pháp phòng ngừa để ao tôm của mình luôn khỏe mạnh và đạt năng suất cao. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!