Tôm là sinh vật có cấu tạo đường ruột đơn giản. Vì thế, hệ tiêu hoá của tôm rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Trong những năm gần đây, bệnh đường ruột ở tôm ngày càng xuất hiện phổ biến. Tiến trình phát bệnh diễn ra nhanh chóng. Để kiểm soát dịch bệnh người nuôi cần biết những dấu hiệu và cách xử lý, phòng bệnh hiệu quả. Cùng Bio Blue Việt Nam tìm hiểu nhé!
Mặc dù không gây chết hàng loạt trong thời gian ngắn. Nhưng bệnh đường ruột ở tôm cũng được xem là một dạng bệnh mãn tính, khó điều trị. Bệnh đường ruột ở tôm thường diễn ra khi tôm thả nuôi khoảng 01 tháng. Trong giai đoạn tầm 60 – 90 ngày tuổi. Tôm mắc bệnh sẽ có các dấu hiệu nổi bật như sau:
Lượng thức ăn tiêu thụ ít hơn hàng ngày, tôm hoạt động kém, lờ đờ, tấp mé bờ, sức yếu và chậm lớn.
Ruột tôm có thể đứt thành từng đoạn hoặc trống ruột, không có thức ăn trong ruột, viêm đỏ ruột.
Dấu hiệu này khiến tôm không hấp thụ được thức ăn dễ dẫn đến tình trạng hoại tử ruột.
Khi lắc nhẹ thân tôm, phần thức ăn trong ruột có thể chuyển động qua lại theo phương lắc.
Khi kiểm tra sàng lọc phân tôm có các biểu hiện như: đứt khúc, phân không suôn, đường phân cong, dễ nát, có màu sắc nhợt nhạt hơn so với bình thường.
Khi có tiếng động lớn hoặc ánh sáng mạnh, tôm rất sợ hãi.
Nếu bị nặng hơn thì tôm xuất hiện đốm trắng, đường ruột có thể bị xuất huyết. Sau khi tôm mắc bệnh đường ruột, nếu chủ nuôi cho ăn nhiều, chúng sẽ chết càng nhanh và hiện tượng chết sẽ xảy ra sau 02 – 03 ngày. Nếu khỏi thì cũng gây thiệt hại lớn, tôm có nguy cơ bị teo gan, còi cọc và chậm lớn.
Do có cấu tạo đơn giản nên ruột tôm rất mẫn cảm với các loại vi khuẩn.
Các nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột ở tôm bao gồm:
2.1 Nhiễm vi khuẩn Vibrio SPP:
Khi chất lượng nguồn nước nuôi tôm kém, mật độ Vibrio dễ dàng tăng cao. Từ đó, chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh đường ruột ở tôm. Hầu hết các chủng của vi khuẩn Vibrio đều có khả năng gây bệnh. Khi đi vào đường ruột của tôm, chúng tiến hành phá huỷ thành ruột, gây viêm khiến tôm bỏ ăn dẫn đến tình trạng trống ruột, ruột đứt khúc.Chủng của vi khuẩn Vibrio đều có khả năng gây bệnh. Khi đi vào đường ruột của tôm, chúng tiến hành phá huỷ thành ruột, gây viêm khiến tôm bỏ ăn dẫn đến tình trạng trống ruột, ruột đứt khúc.
2.2 Nhiễm ký sinh trùng Gregarine (trùng 02 tế bào)
Khi tôm vô tình ăn phải vật chủ của loài Gregarine như: các loại nhuyễn thể 02 mảnh vỏ, giun nhiều tơ, ốc,… ấu trùng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào đường ruột và phát triển thành dạng trưởng thành, sống ký sinh bám vào thành ruột của tôm. Khi mật độ ký sinh dày đặc sẽ gây hiện tượng tắc nghẽn ruột, hình thành những tổn thương ở đường ruột. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại tấn công gây bệnh đường ruột ở tôm.
2.3 Nguồn thức ăn không đảm bảo
Tôm ăn phải thức ăn bị ẩm mốc, nhiễm khuẩn gây ngộ độc cho tôm. Hoặc tôm ăn phải các loại tảo độc tồn tại sẵn trong ao nuôi như tảo lam – nếu tôm ăn phải loài tảo này sẽ tiết ra enzyme gây tê liệt lớp biểu bì mô ruột, làm ruột không hấp thu được thức ăn, khiến tôm yếu dần và mắc bệnh.
2.4 Chất lượng nước kém
Nước trong ao nuôi bị đục, nhiều bọt dơ, tảo tàn, tảo nở hoa, khí độc,… khiến tôm stress, ăn kém hoặc bỏ ăn lâu ngày cũng có thể gây bệnh đường ruột ở tôm. Phổ biến nhất là các bệnh như: ruột đứt khúc, trống ruột,…
2.5 Nhiệt độ nước trong ao nuôi thay đổi đột ngột
Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều hoặc quá lạnh kéo dài cũng làm tôm giảm sức ăn, dễ mắc bệnh.
Khi đường ruột của tôm bị tổn thương, chức năng hệ tiêu hoá suy giảm khiến tôm không tiêu hoá được thức ăn, không có năng lượng duy trì sự sống. Nghiêm trọng nữa là đề kháng tôm bị suy yếu, dễ bị tấn công gây bệnh nặng hơn hoặc chết.
3.1 Cách xử lý khi phát hiện tôm bệnh
Điều quan trọng trong xử lý bệnh đường ruột ở tôm là quá trình phát hiện và điều trị phải diễn ra nhanh để giảm thiệt hại. Khi phát hiện mầm bệnh, cần xét nghiệm ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở tôm. Từ đó, có các phương án xử lý và phối hợp để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nhiễm bệnh của tôm mà sẽ có cách xử lý khác nhau như:
Nếu do vi khuẩn Vibrio gây ra
Cần dùng thuốc sát trùng để hạ mật độ vi khuẩn đang có trong ao nuôi. Có thể dùng thêm lợi khuẩn probiotics để tăng hiệu quả.
Nếu do nguồn thức ăn không đảm bảo
Loại bỏ lượng thức ăn bị nấm mốc, hỏng, hết hạn,… ngưng không cho tôm ăn từ 01-02 ngày. Khi cho tôm ăn lại chỉ cho ăn khoảng 50% so với lượng ban đầu và tăng dần trong những ngày kế tiếp.
Nếu do môi trường sống của tôm kém
Cần cắt tảo ngay lập tức (nếu có) bằng men vi sinh, kết hợp sục khí liên tục. Tiến hành diệt khuẩn ao nuôi bằng các loại hoá chất như: BKC, KMnO4, Iodine,… (với liều dùng tuỳ thuộc vào tình hình sức khoẻ của tôm). Có thể bón vôi, Zeolite, Yucca nhằm cải thiện các thông số về môi trường như: nồng độ pH, độ kiềm, khí độc trong ao nuôi,…
Tăng đề kháng cho tôm
Bằng cách bổ sung các loại men tiêu hoá có lợi cho đường ruột tôm hoặc vitamin C để tôm khoẻ và nhanh phục hồi hơn. Xem thêm các sản phẩm dinh dưỡng và phòng trị bệnh của Bio Blue Việt Nam.
3.1 Cách xử lý khi phát hiện tôm bệnh
Điều quan trọng trong xử lý bệnh đường ruột ở tôm là quá trình phát hiện và điều trị phải diễn ra nhanh để giảm thiệt hại. Khi phát hiện mầm bệnh, cần xét nghiệm ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở tôm. Từ đó, có các phương án xử lý và phối hợp để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nhiễm bệnh của tôm mà sẽ có cách xử lý khác nhau như:
Nếu do vi khuẩn Vibrio gây ra
Cần dùng thuốc sát trùng để hạ mật độ vi khuẩn đang có trong ao nuôi. Có thể dùng thêm lợi khuẩn probiotics để tăng hiệu quả.
Nếu do nguồn thức ăn không đảm bảo
Loại bỏ lượng thức ăn bị nấm mốc, hỏng, hết hạn,… ngưng không cho tôm ăn từ 01-02 ngày. Khi cho tôm ăn lại chỉ cho ăn khoảng 50% so với lượng ban đầu và tăng dần trong những ngày kế tiếp.
Nếu do môi trường sống của tôm kém
Cần cắt tảo ngay lập tức (nếu có) bằng men vi sinh, kết hợp sục khí liên tục. Tiến hành diệt khuẩn ao nuôi bằng các loại hoá chất như: BKC, KMnO4, Iodine,… (với liều dùng tuỳ thuộc vào tình hình sức khoẻ của tôm). Có thể bón vôi, Zeolite, Yucca nhằm cải thiện các thông số về môi trường như: nồng độ pH, độ kiềm, khí độc trong ao nuôi,…
Tăng đề kháng cho tôm
Bằng cách bổ sung các loại men tiêu hoá có lợi cho đường ruột tôm hoặc vitamin C để tôm khoẻ và nhanh phục hồi hơn. Xem thêm các sản phẩm dinh dưỡng và phòng trị bệnh của Bio Blue Việt Nam.
3.2 Cách phòng bệnh đường ruột ở tôm
Khi bệnh đường ruột ở tôm ngày càng phổ biến và đa dạng hơn. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng phần lớn các bệnh nguy hiểm như: bệnh phân trắng, hội chứng tôm chết sớm EMS,… đều xuất phát từ nền là bệnh đường ruột ở tôm gây ra. Vì thế, bà con cần tuân thủ kỹ các biện pháp phòng bệnh dưới đây:
Kiểm soát tốt chất lượng thức ăn:
Cho tôm ăn đúng kích cỡ thức ăn trong từng giai đoạn nuôi, với lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa. Thức ăn phải được bảo quản tốt, không bị ẩm mốc, hư hỏng, kiểm tra hạn sử dụng thức ăn thường xuyên.
Quản lý tốt môi trường ao nuôi:
Trước khi thả tôm, ao nuôi cần được cải tạo và xử lý nền kỹ và đúng quy trình. Con giống được thả ở mật độ phù hợp, tránh thả quá dày. Trang bị đầy đủ máy móc và thiết bị cần thiết trong ao nuôi. Ao cần có chế độ thay nước định kỳ, ngăn và diệt tảo độc xuất hiện. Quản lý tốt các thông số môi trường nước trong ao nuôi, thay nước định kỳ và xử lý chất thải hữu cơ dư thừa. Có thể sử dụng men vi sinh để xử lý đáy ao, cải thiện nước ao nuôi.
Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột
Tôm có hệ đường ruột nhạy cảm. Để chủ động ngăn ngừa bệnh đường ruột ở tôm người nuôi nên dùng men vi sinh đường ruột để bổ sung thêm lợi khuẩn. Khi đường ruột khoẻ, hệ tiêu hoá tôm ổn định giúp tôm hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng. Tôm sẽ sinh trưởng và phát triển, góp phần tăng năng suất và chất lượng nhanh chóng hơn.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp phần lớn thông tin về bệnh đường ruột ở tôm. Cũng như gợi ý đầy đủ các phương án xử lý và phòng bệnh hiệu quả. Mong rằng bài viết của Bio Blue Việt Nam có những thông tin hữu ích cho vụ mùa thành công! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0833 333 355 để được tư vấn chi tiết nhanh nhất.
Văn phòng công ty: 13 đường DD5, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM
Nhà máy SX: KCN Xuyên Á, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Khu SX giống:
CN1: Ấp Đông Thành, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
CN2: Thôn Khánh Tường, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Hotline: 0833 333 355