Tôm thẻ chân trắng là loài dễ nuôi với tỷ lệ sống cao. Nhưng đồng thời cũng rất nhạy cảm với môi trường, đặc biệt là khi nuôi vào mùa đông với thời tiết lạnh, mưa nhiều, độ mặn nước giảm. Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng chọn được thời điểm và hệ thống nuôi phù hợp sẽ có lợi nhuận gấp 1,5 – 2 lần so với mùa vụ thông thường. Cùng Bio Blue Việt Nam tìm hiểu về “Các lưu ý để nuôi tôm vụ đông thành công” trong bài viết dưới đây.
+ Độ pH: Cần duy trì từ 7,5 – 8,5 và biến động ngày đêm không quá 0,5 đơn vị. Với những vùng đất bị nhiễm phèn nặng, cần rải vôi nung (CaO) quanh bờ và tiếp tục rải vôi sau một trận mưa.
+ Độ mặn: Trời mưa to khiến độ mặn giảm nhanh. Bà con cần tháo nước bề mặt để không gây ra biến thiên quá lớn. Ao lớn và độ sâu cao sẽ hạn chế sự biến thiên của độ mặn.
+ Oxy hoà tan: Không được thấp hơn 4mg/l. Nếu thấp hơn 3mg/l tôm sẽ ngừng ăn và tấp mé bờ. Khi không xử lý kịp thời tôm có thể chết. Ngoài việc tăng cường quạt nước và sục khí, có thể dùng oxy già (H2O2).
+ Độ kiềm: Luôn phải giữ ổn định có hàm lượng cao hơn 80mg -CaCO3/l. Trong quá trình nuôi tôm vụ đông, nhất là trong mùa mưa nên thường xuyên bón các loại vôi CaCO3 hoặc Dolomite CaMg(CO3)2.
+ Độ trong: Nên duy trì trong khoảng 25 – 40cm. Độ trong thực vật phù du giúp hạn chế được các chất lơ lửng, giảm mối nguy cho tôm.
+ H2S: Nồng độ H2S trên 0,02mg/l sẽ gây ảnh hưởng đến tôm. Nhưng H2S chỉ xuất hiện khi pH dưới 7. Vì vậy cần duy trì pH ở mức trung tính.
+ NH3: Nồng độ 1mg/l có thể gây chết tôm, nồng độ trên 0,1mg/l ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm. Do đó cần duy trì NH3 dưới 0,1mg/l bằng cách sử dụng các chế phẩm vi sinh để hấp thụ bớt NH3.
+ Xuất hiện nấm đồng tiền: Thời điểm giao mùa, khi nhiệt độ xuống thấp , mưa nhiều, tảo tàn, ao tồn tại nhiều chất hữu cơ sư thừa,…đây chính là điều kiện thuận lợi để nấm đồng tiền phát triển. Không chỉ vậy, loài này còn bám đầy trên bạt, quạt nước, phao và các dụng cụ nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm nuôi khi chúng ăn phải.
Chọn tôm giống cỡ post 12 – 15 khỏe mạnh, xuất xứ rõ ràng và đạt chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Mật độ nuôi không vượt quá 80 – 120 con/m2. Có thể ương giống tôm thẻ chân trắng trước trong bể ương trong nhà để rút ngắn thời gian nuôi bên ngoài. Mật độ ương: 2.000 – 2.500 con/m2 sau thời gian ương 25 – 30 ngày khi tôm đạt cỡ 1g/con thì tiến hành chuyển tôm sang ao nuôi thương phẩm.
Tôm giống BS22 của Bio Blue Việt Nam đều được thực hiện các xét nghiệm nghiêm ngặt trước khi xuất ra thị trường. Đảm bảo nguồn tôm giống chất lượng, an toàn nhất cho quý bà con.
Tôm giống Bio Blue đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của 1 tôm giống chất lượng gồm: 100% sạch bệnh – Tăng trưởng nhanh – Kháng bệnh tốt – Về size lớn trong ngắn ngày – Đem đến hiệu quả kinh tế cao.
Theo dõi diễn biến thời tiết để lựa chọn thời điểm thả phù hợp. Nên thả giống trước khi có không khí lạnh khoảng 4 – 6 tuần (lúc này thời tiết nắng ấm, tôm phát triển nhanh). Thả giống tránh vào thời điểm gió mùa, mưa kéo dài, cần cân bằng nhiệt độ nước trong túi chứa giống và môi trường nuôi trước khi thả (ngâm túi giống khoảng 15 – 20 phút trong nước ao nuôi).
Quản lý cho ăn và theo dõi khả năng bắt mồi của tôm nuôi tránh cho ăn dư thừa. Khi nhiệt độ xuống thấp, cần giảm thức ăn cả về số lượng lẫn số lần cho ăn; mỗi ngày cho ăn 2 – 3 lần. Kiểm tra chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn. Kiểm tra sàng để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp với sự thay đổi của nhiệt độ và thời tiết cũng như tình trạng sức khỏe tôm.
Trong thời gian đầu tôm nhỏ (1 – 3 tuần) sử dụng chủ yếu sục khí. Sử dụng quạt nước từ tuần thứ 4 trở đi. Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường hàng ngày vào lúc 5 – 6 giờ sáng và 14 –15 giờ. Nếu chỉ số các yếu tố môi trường nằm ngoài ngưỡng thích hợp phải có biện pháp xử lý ngay.
Thường xuyên quan sát, theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm nuôi để có các biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, ký sinh trùng, vi bào tử trùng – EHP là mầm bệnh đáng lo ngại nhất. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa từ đầu vụ nuôi để đảm bảo cho sức khỏe tôm nuôi là vô cùng cần thiết. Bà con nên bổ sung các chế phẩm sinh học vào chế độ ăn cho tôm, giúp đảm bảo cho sự tăng trưởng và sức khỏe tôm, hạn chế được thiệt hại và nâng cao năng suất vụ nuôi.
Trước khi thả giống, bà con cần đảm bảo quy trình cải tạo ao diễn ra đúng và đủ bước. Sử dụng các sản phẩm diệt khuẩn phổ rộng nhằm tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh còn sót lại trong vụ nuôi trước. Sau đó, bổ sung khoáng chất thiết yếu vào ao trước khi thả giống 2 – 3 ngày. Đồng thời, kết hợp các sản phẩm vi sinh phòng ngừa bệnh phân trắng – EHP.
CÔNG DỤNG
– Diệt khuẩn phổ rộng, an toàn với tôm cá, không ảnh hưởng đến tảo – oxy hòa tan
– Phòng và trị bệnh: đỏ thân, đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan, sưng gan, phát sáng, đứt râu, phồng đuôi, đốm đen,…
– Ngăn chặn hiện tượng tôm tấp mé, nổi đầu, chết không rõ nguyên nhân
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
– Trước khi thả giống 4 ngày: dùng 500g / 1000m3
– Định kỳ: dùng 250g / 1000m3 nước, sau 10 – 15 ngày / lần
CÔNG DỤNG
– Cung cấp các chất khoáng cần thiết giúp tôm, cá phát triển tốt, tôm cứng nhanh sau khi lột xác tăng cường khoáng chất cho tôm
– Kích thích quá trình tạo vỏ, lột xác đúng chu kỳ
– Điều trị các hiện tượng xuất hiện ở tôm: Cong thân đục cơ, vỏ xanh da trời, bệnh trắng lưng,…
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
– Sử dụng định kỳ: 5 – 10kg / 1500 – 2000m³, dùng liên tục 2 ngày / lần
– Tôm bị mềm vỏ, cong thân đục cơ lâu ngày: dùng liều gấp đôi
CÔNG DỤNG
– Phá vỡ ống cực của EHP nhằm ngăn chặn EHP sinh sản, xâm nhập vào tế bào chất của gan tụy
– Phòng và trị các bệnh phân trắng, ức chế vi khuẩn vibrio bội nhiễm trong gan ruột tôm
– Cải thiện sắc tố và tăng trưởng của tôm.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
– Tôm nhiễm bệnh: Trộn 1 lít/1.000m3 nước.
– Liều phòng: Tạt 1 lít/1.500m3 nước, tạt từ 5-7 ngày/lần.
CÔNG DỤNG
– Phá vỡ ống cực của EHP nhằm ngăn chặn EHP sinh sản, xâm nhập vào tế bào chất của gan tụy
– Phòng và trị các bệnh phân trắng, ức chế vi khuẩn vibrio bội nhiễm trong gan ruột tôm
– Cải thiện sắc tố và tăng trưởng của tôm.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
– Tôm nhiễm bệnh: Trộn 10g/kg thức ăn và ăn 4 cữ/ngày. Trộn liên tục trong vòng 5 ngày, sau đó quan sát thể trạng của tôm để giảm liều dùng.
– Liều phòng: Trộn 5-7g/kg thức ăn và ăn 1-2 cữ/ngày. Ăn suốt vụ nuôi.
Hy vọng những chia sẻ trên của Bio Blue Việt Nam có thể giúp bà con nắm được các lưu ý để nuôi tôm vụ đông thanh công, hiệu quả. Chúc bà con có vụ nuôi bội thu. Và sớm gặp mọi người ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những kiến thức tốt nhất phục vụ cho nuôi tôm, BIO BLUE cùng với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tôm luôn sẵn sàng tư vấn, chăm sóc và chia sẻ giải pháp cho quý bà con trên mọi miền đất nước. Liên hệ ngay với chúng tôi qua sđt: 0833 333 355 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu nuôi tôm
Văn phòng công ty: 13 đường DD5, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM
Nhà máy SX: KCN Xuyên Á, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Khu SX giống:
CN1: Ấp Đông Thành, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
CN2: Thôn Khánh Tường, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Hotline: 0833 333 355