Khoáng chất là một yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm. Khoáng trong ao nuôi tôm bao gồm nhiều loại khác nhau như: CaCl2, MgCl2, KCl,… giúp tôm lớn nhanh, cứng cáp, khỏe mạnh. Tôm có nhu cầu khoáng cao nhất là trong quá trình lột xác. Làm thế nào để nhận biết tôm thiếu khoáng? Và bổ sung thời điểm nào cho hợp lý sẽ là nội dung tìm hiểu trong bài viết này.
Thông thường trong ao nuôi tôm có rất nhiều loại khoáng, nhưng dưới đây là 4 loại khoáng cần thiết nhất cho tôm:
– Canxi – CaCl2: Loại khoáng bổ sung Canxi (Ca) cho tôm. Đồng thời kích thích tôm lột xác, nhanh cứng vỏ
– Magie – MgCl2: Trong giai đoạn lột xác, tôm cần khoáng Magie (Mg) để lột xác nhanh chóng, và mau cứng vỏ hơn.
– Kali – KCl: Bổ sung khoáng Kali (K) giúp phòng ngừa bệnh cong thân, đục cơ. Ngoài ra còn kích thích tôm lột vỏ nhanh hơn
– Đồng (Cu): Là thành phần cấu tạo nên Hemocyanin, đóng vai trò vận chuyển máu và hô hấp trên tôm, góp phần hình thành nên sắc tố Melanin. Thiếu đồng tôm sẽ giảm sinh trưởng.
Nhìn chung, khoáng chất là một yếu tố rất quan trọng đối với tôm thẻ chân trắng. Tôm thiếu khoáng sẽ dẫn đến hiện tượng cong thân và ốp vỏ. Vì vậy, khi nuôi tôm với mật độ dày, bà con nên thường xuyên kiểm tra để bổ sung khoáng kịp thời. Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng khác nhau tùy thuộc vào từng dạng khoáng.
Vỏ màng của tôm thẻ chân trắng có thành phần chủ yếu là Ca, Mg, P và S. Tôm có thể hấp thụ khoáng qua 2 con đường là: Hấp thụ trực tiếp khoáng từ môi trường nước bằng con đường uống và hấp thu qua mang. Vì vậy, việc sử dụng khoáng trực tiếp trong nước để bù lại lượng khoáng mất đi trong quá trình lột xác là vô cùng cần thiết.
Vì từng loại khoáng sẽ có vai trò khác nhau nên khi tôm thiếu khoáng, đối với từng loại khoáng khác nhau sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau:
– Thiếu Canxi (Ca): Vỏ tôm mỏng, tôm thường ít ăn và sẽ chậm tăng trưởng.
– Thiếu Magie (Mg): Cơ thể tôm bị đục cơ từng phần, sau đó lan đều ra toàn thân. Kèm theo dấu hiệu khác như uốn cong cơ thể.
– Thiếu Photpho (P): Tôm mềm vỏ, tôm khó bắt mồi, làm giảm sự tăng trưởng của tôm.
– Thiếu Sắt (Fe): Giảm lượng bạch cầu trong máu dẫn đến gan tôm bị vàng.
– Thiếu Đồng (Cu): Tôm sinh trưởng kém, dễ bị nhiễm bệnh.
– Thiếu Kẽm (Zn): Giảm sự sinh trưởng và sức sinh sản của tôm.
Giai đoạn tôm tăng trưởng mạnh nhất là giai đoạn 30-35 ngày tuổi, nếu giai đoạn này bà con quan sát thấy tôm chậm tăng trưởng thì có thể ao nuôi tôm đang thiếu khoáng Ca và Mg trong nước. Trong trường hợp tôm thiếu khoáng trầm trọng, chúng sẽ rơi xuống đáy, có ao rơi số lượng lên đến vài chục con, thậm chí có ao rớt vài chục kg mỗi ngày.
Để nhận biết ao nuôi tôm có thiếu khoáng hay không bà con có thể sử dụng bộ test nhanh hoặc hoặc máy đo. Ngoài ra, bà con có thể nhận biết được ao nuôi tôm thiếu khoáng thông qua màu sắc nước thay đổi thất thường, thường xảy ra đối với những ao nuôi tôm mật độ dày hay tôm đang trong thời kỳ lột xác đồng loạt.
Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua việc hấp thu qua mang nên việc tạt trực tiếp khoáng vào trong nước để bù lại lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết. Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp, thường sẽ khó khăn hơn cho tôm trong việc hấp thu khoáng từ môi trường nước. Đối với trường hợp này, nên bổ sung khoáng vào khẩu phần ăn cho tôm để tránh tôm thiếu khoáng.
Để đảm bảo cho quá trình lột vỏ của tôm diễn ra nhanh chóng, tôm tăng trưởng bình thường và có tỷ lệ sống cao trong môi trường nước có độ mặn cao, thì nhu cầu về các loại khoáng Ca2+, K+ và Mg2+ phải được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, nếu tôm sống trong môi trường có độ mặn thấp hơn 4‰ thì bà con nên bổ sung 5-10 mg K+/l và 10-20 mg Mg2+/l. Tỷ lệ thích hợp của khoáng trong nước nuôi tôm là: Na:K là 28:1 và Mg: K là 3,1:1.
Đối với một số trường hợp trong giai đoạn phát triển nhưng tôm bị mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác thường là do trong ao nuôi tôm thiếu khoáng P, Ca, Mg. Trong đó, hàm lượng P trong nước là rất ít, do đó phải bổ sung định kỳ nhằm hạn chế tình trạng tôm khó lột xác. Nếu trong ao nuôi xảy ra hiện tượng này, bà con cần tạt khoáng bột xuống ao với liều lượng 1kg/1000m3 nước, kết hợp cùng với khoáng nước liều lượng 10ml/kg thức ăn, 2 lần/ngày sẽ khắc phục được hiện tượng trên.
Giai đoạn 30-65 ngày là giai đoạn tôm phát triển và tăng trưởng mạnh nhất, nếu thấy tôm chậm tăng trưởng chứng tỏ ao nuôi tôm thiếu khoáng Ca và Mg, không đáp ứng đủ nhu cầu hấp thụ của tôm, cần phải bổ sung khoáng nước bằng cách trộn vào thức ăn với liều lượng 5ml/kg thức ăn (thực hiện 2 lần/ngày).
Những ao nuôi có độ mặn cao hoặc thấp nhưng các yếu tố về khoáng vẫn nằm trong khoảng tối ưu và tỷ lệ thích hợp thì bà con nên thường xuyên theo dõi để có thể bổ sung khoáng một cách kịp thời, tránh cho tôm thiếu khoáng. Nên lựa chọn các loại khoáng tinh thể, có thể dễ dàng hòa tan vào môi trường nước hoặc tốt nhất nên trộn khoáng vào thức ăn để đạt hiệu quả cao hơn.
Thời điểm bổ sung khoáng tốt nhất là vào buổi chiều hoặc ban đêm 10-12 giờ, vì tôm nuôi thường lột xác vào ban đêm. Khi lột xác, nhu cầu oxy sẽ tăng gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn ra mạnh nhất vào khoảng 2-4 giờ sáng.
Để tăng hiệu quả sử dụng khoáng chất trong ao nuôi tôm, bà con nên tính toán kỹ lưỡng để biết nồng độ ion ở độ mặn mong muốn và liều lượng sản phẩm được dùng để bổ sung ion. Sử dụng bộ test hoặc máy đo để kiểm tra hàm lượng Mg/Ca. Nên lựa chọn các sản phẩm khoáng có thể hiện đầy đủ thành phần và hàm lượng, ngoài ra còn thể hiện thêm nguồn gốc xuất xứ của khoáng.
CÔNG DỤNG
– Chuyên điều trị các hiện tượng như: Cong thân đục cơ, vỏ xanh da trời, bệnh trắng lưng,….
– Cung cấp khoáng chất cần thiết giúp tôm phát triển tốt, tôm cứng vỏ nhanh sau khi lột xác, tăng cường sức đề kháng cho tôm cá.
– Kích thích quá trình tạo vỏ giúp tôm lột đúng chu kỳ
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
– Sử dụng định kỳ: 2 – 3kg / 3000 – 4000m³ trong 7 ngày
– Sử dụng trong trường hợp tôm bị mềm vỏ lâu ngày: 5kg / 4000m³
Hy vọng những chia sẻ trên của Bio Blue Việt Nam giúp bà con nhận biết tôm thiếu khoáng và thời điểm bổ sung thích hợp. Chúc bà con có vụ nuôi bội thu. Và sớm gặp mọi người ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những kiến thức tốt nhất phục vụ cho nuôi tôm, BIO BLUE cùng với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tôm luôn sẵn sàng tư vấn, chăm sóc và chia sẻ giải pháp cho quý bà con trên mọi miền đất nước. Liên hệ ngay với chúng tôi qua sđt: 0833 333 355 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu nuôi tôm
Văn phòng công ty: 13 đường DD5, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM
Nhà máy SX: KCN Xuyên Á, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Khu SX giống:
CN1: Ấp Đông Thành, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
CN2: Thôn Khánh Tường, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Hotline: 0833 333 355