DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM

Bệnh phân trắng ở tôm, đặc biệt trên tôm thẻ chân trắng, đang trở thành một vấn đề phổ biến trong nuôi tôm thủy sản. Đây là căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn gây ra những thiệt hại đáng kể về kinh tế cho người nuôi. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả bệnh phân trắng trên tôm.

Dấu hiệu tôm bị phân trắng:

  • Giảm ăn và tăng trưởng chậm.

  • Vỏ tôm trở nên mềm hơn và màu sắc của tôm chuyển sang sậm hơn.

  • Gan tụy trở nên mềm nhũn và màu nhợt nhạt.

  • Màu sắc của ruột và phân tôm bị thay đổi thành màu vàng hoặc màu trắng.

  • Màu sắc của tôm chuyển sang màu tối.

Nguyên nhân của bệnh phân trắng:

Tác nhân gây bệnh đường ruột

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phân trắng trên tôm thẻ, vì thế bà con cần phải xác định chính xác nguyên nhân là gì để có cách trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ tốt nhất. Một số nguyên nhân chủ yếu khiến tôm bị phân trắng: 

  • Bội nhiễm vi khuẩn Vibrio: khi tôm sốc do môi trường biến đổi xấu hoặc bị nhiễm các bệnh khác như virus, nấm, ký sinh trùng,… khiến tôm giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh gan tụy. Các tế bào biểu mô ống gan tụy bị hư hại từ mức độ ban đầu là  suy giảm chức năng đến giai đoạn cuối cùng là hoại tử và bong tróc khỏi thành ống gan tụy.
  • Do tảo độc: tôm ăn phải các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp, tảo mắt,… khi tôm ăn phải rất dễ bị phân trắng và phân đứt khúc.
  • Ao tôm chứa nhiều ký sinh trùng và nấm: luôn tồn tại trong ao nuôi tôm sẽ làm ảnh hưởng đến đường ruột và gan tôm. Khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng và nấm tôm sẽ giảm ăn, ruột đứt khúc, ruột đỏ hồng sưng gan, bệnh nặng hơn sẽ chuyển sang phân trắng do bội nhiễm vi khuẩn Vibrio.
  • Do thức ăn: Bảo quản thức ăn trong môi trường không tốt hoặc tôm ăn phải thức ăn kém chất lượng, bị nấm mốc. Lâu ngày tôm tích tụ độc tố dẫn đến bệnh đường ruột, bệnh phân trắng,…

Tôm bị phân trắng sẽ chuyển biến qua 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh phân trắng. Tuy nhiên bà con cần quan sát và xác định các mối nguy hại có khả năng xảy ra để kịp thời loại bỏ mầm bệnh phân trắng trong ao, giúp tôm phát triển khỏe và đều.
  • Giai đoạn 2: xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên tôm như: ruột lỏng, màu ruột mất, gan chuyển màu lợt, mềm nhũn, phân đứt khúc nhiều, đi phân sống màu nhợt nhạt,  có nhớt hoặc chất béo trong phân.
  • Giai đoạn 3: tôm xuất hiện phân trắng trong ao, lúc này bệnh phân trắng đã tác động khá nặng đến tôm.
     

Ở mỗi giai đoạn tình trạng sức khỏe của tôm khác nhau nếu phát hiện quá trễ ao tôm của bà con khó có thể cứu chữa được. Trong quá trình nuôi, bà con phải luôn theo dõi sức khỏe của tôm mỗi ngày và phòng bệnh phân trắng trên ao nuôi.

Cách phòng bệnh phân trắng

  • Chọn con giống sạch bệnh: lựa chọn tôm giống BS22 có nguồn gốc tôm bố mẹ thuộc giống Superior siêu tăng trưởng được nhập khẩu trực tiếp từ tập đoàn SIS, Mỹ. Tôm được nuôi dưỡng và chăm sóc bởi quy trình khép kín, hiện đại nhất nhằm đảm bảo nguồn tôm post 100% sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tốt đến ao tôm của quý bà con.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho tôm
  • Bảo quản thức ăn tốt, kiểm tra chất lượng thức ăn thường xuyên (hạn sử dụng, độ ẩm, độ mốc)
  • Kiểm soát tốt các loại tảo độc, độ kiềm trong ao
  • Ao nuôi phải được loại bỏ hoàn toàn các chất chất cặn bã, bùn. 

Cách điều trị bệnh phân trắng

Khi tôm bị phân trắng bà con cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh bằng cách quan sát sức khỏe của tôm, đặc biệt là đường ruột. Khi phát hiện đường ruột tôm bị phân trắng, bà con hãy trộn bộ đôi sản phẩm: DetoxantF45“Tiêu diệt ký sinh trùng –  Phòng ngừa phân trắng” 

  • Detoxant diệt ký sinh trùng ngừa bệnh đường ruột như: phân trắng, chậm lớn, đứt khúc đường ruột, sưng đốt cuối, đường ruột bị hạt gạo,…
  • Phòng các bệnh về nội ký sinh trùng gây bệnh như: phân trắng, chậm lớn, đứt khúc đường ruột, sưng đốt cuối, đường ruột bị hạt gạo, ngăn ngừa đa ký sinh trùng và ngăn ngừa EHP.
Hướng dẫn sử dụng:
    • Cử 1: Trộn F45 liều 5-10g/kg thức ăn chiếm 25% thức ăn trong ngày. 
    • Cử 2: Trộn Detoxant liều 5-10g/kg thức ăn chiếm 25% thức ăn trong ngày. 
    • Cử 3: Trộn một trong số sản phẩm sau đây: Blue Liv, GometZ, Top one, Bio Jex liều từ 5 – 10g/kg thức ăn.
    • Cử 4: Trộn men Blue Lacto liều 5-10g/kg thức ăn.

     

Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!