LẠM DỤNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TÔM LIỆU CÓ HIỆU QUẢ?

Trong nuôi trồng thủy sản hiện nay kháng sinh là xu hướng tất yếu hiện nay, mật độ nuôi càng lớn thì việc sử dụng kháng sinh và các hóa chất khác là điều không thể tránh khỏi. Nhưng việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm ngày càng nhiều và đang trở thành vấn đề nhức nhối. Cùng Bio Blue Việt Nam tìm hiểu trong chủ đề hôm nay “Lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm liệu quả hiệu quả?”.

Kháng sinh là gì?

Kháng sinh có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc nhân tạo. Chúng có khả năng tiêu diệt và kìm hãm sử phát triển của các vi sinh vật. Đây là một trong những nguyên nhân kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi thủy sản.

Kháng sinh có một đặc điểm quan trọng đó là khó tiêu diệt được virus. Các bệnh do virus gây ra như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng… không thể sử dụng kháng sinh để điều trị ngược lại nó còn làm mọi chuyện thêm phức tạp hơn.

Kháng sinh có hai công dụng chính :

  • Khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
  • Ức chế và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
LẠM DỤNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TÔM LIỆU CÓ HIỆU QUẢ

Cơ chế tác động của kháng sinh

  • Kháng sinh tác dụng lên các quá trình của tế bào: Kháng sinh có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn như các thuốc thuộc nhóm β lactamin, nhóm glycopeptide (vancomycin), nhóm polymycine (baxitracin). Ngoài ra, kháng sinh có tác dụng ức chế chức năng của màng tế bào và màng nguyên sinh chất như nhóm kháng sinh polymycine (colistin), gentamicin.
  • Kháng sinh tác dụng lên hệ phi bào: Kháng sinh tác dụng gây rối loạn và ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức ribosome, kết quả là vi khuẩn tổng hợp nên các protein dị dạng không cần thiết cho sự nhân lên của tế bào. Bên cạnh đó, nó còn tác dụng ức chế tổng hợp nhân tế bào (tổng hợp các axít nucleic, bao gồm cả ADN và ARN của nhân và nguyên sinh chất trong tế bào).

Tình trạng sử dụng kháng sinh hiện nay

Kháng sinh là dùng để trị bệnh do đó để trị bệnh nhanh bà con thường dùng bằng cách trộn với thức ăn, liều lượng trung bình khi trộn là 4-5g/ kg thức ăn. Một số kháng sinh mà bà con tại các vùng hiện nay sử dụng như cefotaxime, oxytetracyline, tetracyclin,  doxycycline, enrofloxacin và amoxicillin, trong đó  3 loại như oxytetracyline, enrofloxacin và amoxicillin được dùng rộng rãi nhất trong ao tôm.

  • Vấn để lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã được đề cập từ lâu nhưng đến nay chưa có biện pháp tháo gỡ hiệu quả. Nhiều người dùng kháng sinh không rõ nguồn gốc, thành phần, tác dụng, việc lựa chọn kháng sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hay tư vấn từ người khác. Mặt khác tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ngày càng khó khăn nên việc người nuôi sử dụng kháng sinh để phòng và trị bệnh cho tôm nhiều hô nuôi tôm có khuynh hướng gia tăng liều sử dụng cao hơn với khuyến cáo, ít chú ý đến điều trị.
  • Sự tồn dư kháng sinh trong thủy sản ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng vì chúng sẽ tích lũy trong cơ thể trong thời gian dài. Điều này gây khó khan cho công tác điều trị nhiễm khuẩn kháng kháng sinh, làm giảm miễn dịch cơ thể, gây ung thư hay các bệnh nghiêm trọng cho gan , thần kinh hệ tiêu háo, tim… và tình huống tệ nhất dẫn đến tử vong khi cơ thể ở hàm lượng

Hướng đi mới nuôi tôm không dùng kháng sinh

Bà con nên hạn chế việc sử dụng kháng sinh bằng cách:

Đảm bảo an toàn sinh học khi nuôi tôm :

  • Khử trùng dụng cụ trong ao nuôi, khử trùng nguồn nước và cải tạo lại ao, vệ sinh trước khi thả tôm, sau khi thả tôm .
  • Quản lý môi trường nước thật tốt trong suốt vụ nuôi, người ta nói “ nuôi tôm là nuôi nước” nên bà con nên có biện pháp xử lý nước thật tốt như định kì si-phông hoặc thay nước từ 10-20% ao tôm vì nuôi với mật độ dày đặc thì phân và thức ăn dư thừa tồn đọng trong ao gây ra bùng phát các loại khí độc như: NH3, H2S, NO2,…làm ảnh hưởng trực tiếp đến ao nuôi.
  • Lựa chọn con giống tốt: việc lựa chọn con giống cũng góp phần tạo nên thành công trong việc nuôi tôm, bà con lựa chọn những nhà cung cấp giống uy tín chất lượng.
  • Để một phần làm hạn chế việc lạm dụng kháng sinh bà con nên chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học với thành phần là những vi sinh có lợi trong ao nuôi vừa an toàn cho môi trường vưà giải quyết được các vấn đề khí độc trong ao nuôi cho bà con như: BIO – TC08 chuyên xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi, BIO – TC07 chuyên xử lý đáy ao bẩn.

Đảm bào môi trường sống tối ưu nhất cho ao tôm:

  • Sử dụng men vi sinh để xử lý các chất thải, chất thải hữu cơ trong ao nuôi, từ đó làm sạch và ổn định môi trường ao nuôi, hạn chế việc phát sinh khí độc, giảm bùn đáy ao, xử lý ô nhiễm nước và nền đáy ao. Tại các tỉnh miền Tây bà con luôn tin dùng sản phẩm EM – AQUA với công dụng hữu ích chuyện dùng để xử lý nguồn nước trong ao nuôi. Ngoài ra EM – AQUA có thề ủ tăng sinh thành EM thứ cấp sẽ giúp bà con tiết kiệm thêm chi phí được dùng trong suốt vụ nuôi tôm .

Nếu H2S hiện diện trong ao nuôi với nồng độ cao, chúng ta có thể nhận biết bằng đặc điểm có mùi trứng thối gây độc cho tôm và làm suy giảm chất lượng nước nhanh chóng vào cuối chu kỳ.

Hy vọng những chia sẻ trên của Bio Blue Việt Nam có thể giúp bà con có được cách nuôi tôm an toàn nhưng vẫn hiệu quả. Chúc bà con có vụ nuôi bội thu. Và sớm gặp mọi người ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những kiến thức tốt nhất phục vụ cho nuôi tôm, BIO BLUE cùng với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tôm luôn sẵn sàng tư vấn, chăm sóc và chia sẻ giải pháp cho quý bà con trên mọi miền đất nước.  Liên hệ ngay với chúng tôi qua sđt: 0833 333 355 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu nuôi tôm