NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH EHP TRÊN TÔM

Gần đây, tình trạng tôm chậm lớn do nhiễm vi bào tử trùng (EHP) đang ngày một phổ biến. Bệnh không khiến tôm chết hàng loạt nhưng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy “Nguyên nhân và biện pháp phòng bệnh EHP trên tôm là gì” chính là chủ đề chúng ta tìm hiểu hôm nay.

Nguyên nhân gây bệnh EHP trên tôm?

Vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) chính là nguyên nhân gây bệnh EHP trên tôm. EHP sẽ ký sinh trong gan, tụy. Sau đó nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy. Hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn.

Bệnh không khiến tôm chết hàng loạt nhưng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm. Tôm dễ mắc các bệnh như: Bệnh đốm trắng (WSD), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND),… với tỉ lệ chết có thể lên đến 100% trong khoảng thời gian ngắn. Điều này gây thiệt hại nặng nề đến kinh tế người nuôi.

benh-ehp-tren-tom-the-chan-trang
Vi bào tử trùng EHP

Biểu hiện của bệnh EHP trên tôm

Tôm mắc bệnh EHP sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Trong giai đoạn đầu, tôm sẽ giảm ăn, giảm sức đề kháng và bị mềm vỏ do khả năng hấp thụ kém. Tôm chậm lớn, rỗng ruột hoặc bị phân trắng, từ đó kéo theo suy gan và sưng gan.
  • Tôm trong giai đoạn 25 – 30 ngày tuổi sẽ nhảy size rất chậm và tỷ lệ tăng trưởng thấp chỉ từ 10 – 40%.
  • Càng về sau lượng thức ăn tôm hấp thụ càng giảm. Khoảng 50 – 70% so với lượng thức ăn cung cấp cho tôm khỏe.
  • Bệnh biểu hiện rõ nhất khi tôm trong giai đoạn 40 – 60 ngày tuổi. Lúc này, trọng lượng tôm chỉ đạt 3-4g/con.
  • Khi tôm trên 90 ngày tuổi, tôm chỉ nặng 4-5g/con.
Tôm còi cọc, chậm lớn, tôm có màu trắng đục

Cơ chế lây nhiễm bệnh EHP trên tôm

Bệnh EHP trên tôm lây nhiễm theo cả 2 chiều:

  • Chiều dọc: tôm mẹ nhiễm bệnh và lây bệnh sang cho ấu trùng tôm con (Nauplius)
  • Chiều ngang: môi trường nuôi bị nhiễm bệnh; tôm ăn phải sinh vật mang vi bào tử trùng; tiếp xúc trực tiếp với sinh vật nhiễm bệnh.

Bệnh EHP có cơ chế lây nhiễm phức tạp nên người nuôi thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Các biện pháp phòng bệnh EHP trên tôm

Bệnh EHP trên tôm là một bài toán khó chưa có lời giải đối với quý bà con. Do đó, để hạn chế tối đa sự hình thành và lây lan của bệnh, người nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tổng hợp.

Lựa chọn con giống sạch bệnh

Tôm giống là yếu tố quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Vì vậy, người nuôi cần lựa chọn những con giống chất lượng từ các công ty/ trại giống uy tín.

Bio Blue Việt Nam cung cấp đến bà con “TÔM GIỐNG BS-22: TĂNG SIZE GẤP BỘI – KHÁNG BỆNH VƯỢT TRỘI” với các đặc điểm ưu việt:

  • Tăng trưởng nhanh nhất
  • Sức chống chịu mạnh nhất
  • Tỷ lệ sống cao nhất
  • Lợi nhuận cao nhất

Bên cạnh đó, Tôm giống BS-22 được thực hiện các xét nghiệm của Chi Cục Thú Y Vùng VII và có kết luận sau:

  • Không phát hiện vi rút gây bệnh Đốm trắng (WSSV).
  • Không phát hiện vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP).
  • Không phát hiện vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND/ EMS).
Xét nghiệm của Chi Cục Thú Y Vùng VII
Tôm giống BS-22 được thực hiện các xét nghiệm của Chi Cục Thú Y Vùng VII

Mật độ thả nuôi phù hợp

Không nên thả tôm với mật độ quá dày, chỉ nên thả từ 60 – 70 con/m2.

Đảm bảo an toàn sinh học

Sử dụng các vật dụng chăm sóc và kiểm tra riêng biệt.

Luôn khử khuẩn, diệt trùng dụng cụ thường xuyên để hạn chế tối đa lây lan mầm bệnh.

Chuẩn bị kĩ ao nuôi

Xu-ly-nuoc-nham-han-che-tom-nhiem-benh
Xây dựng ao lắng để có nguồn nước an toàn

Người nuôi cần xây dựng ao lắng để có nguồn nước sạch, an toàn và chất lượng. Trước khi cấp nước vào ao nuôi, ao lắng phải được cải tạo và diệt khuẩn.

Thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình cải tạo ao để loại bỏ triệt để các mầm bệnh:

  • Với những ao nuôi lót bạt: cần chà rửa sạch sẽ, phơi nắng và dùng vôi để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh. Xử lý bằng chlorine với liều lượng từ 20 – 30 ppm (nếu pH nước < 7,5), diệt khuẩn nước kỹ trước khi gây màu.
  • Với những ao đất: cần cày và phơi khô đáy ao ít nhất 2 –  3 tuần. Sau đó, xử lý bằng vôi, rửa ao, xử lý bằng chlorine với liều lượng từ 20 – 30 ppm, diệt khuẩn kỹ trước khi cấp nước và gây màu. Cần xử lý ao và kiểm tra mật độ Vibrio trong nước và trong đất kỹ trước khi gây màu.

Theo dõi thể trạng và sức ăn của tôm

Nắm được thể trạng của tôm để có sự điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Từ đó, tránh tình trạng dư thừa thức ăn làm ô nhiễm và biến đổi nguồn nước, khiến sức khỏe của tôm bị ảnh hưởng.

Phải kiểm tra kích cỡ, màu sắc, độ cứng của vỏ và đặc biệt là gan tụy liên tục để đảm bảo tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, người nuôi dễ dàng phát hiện những thay đổi khác thường ở tôm để có những biện pháp nhanh chóng, phù hợp.

Đảm bảo nguồn nước chất lượng

Kiểm tra nguồn nước thường xuyên nhằm đảm bảo đạt chuẩn các chỉ số về nguồn nước như: độ  pH, độ kiềm, nhiệt độ, nồng độ oxy hòa tan,… Tránh tình trạng tôm bị sốc, tránh tạo môi trường tốt để mầm bệnh hình thành và phát triển.

dam-bao-dat-chuan-cac-chi-so-ve-nguon-nuoc
Đảm bảo đạt chuẩn các chỉ số về nguồn nước

Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ điều trị EHP trên tôm

Hiểu được những khó khăn mà người nuôi phải đối mặt, Bio Blue Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất thành công “BỘ ĐÔI LỘC PHÁT – ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH EHP” để giảm thiểu những tổn thất không đáng có trong suốt quá trình nuôi. Sản phẩm với những công dụng vượt trội như:

  • Phá vỡ ống cực liên kết
  • Không lây dinh dưỡng
  • Không ghép đôi tế bào gan 
  • EHP mất năng lượng
  • EHP co cụm và suy yếu

Hai sản phẩm đều không chứa kháng sinh, không tác dụng phụ nên quý bà con hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không ngại vấn đề tôm sẽ kháng thuốc.

bo-doi-loc-phat-dieu-tri-benh-ehp
Bộ đôi Lộc Phát - Điều trị bệnh EHP

Ngăn ngừa mầm bệnh phân trằng - EMS

G6

CÔNG DỤNG

– Phá vỡ ống cực của EHP nhằm ngăn chặn EHP sinh sản, xâm nhập vào tế bào chất của gan tụy.

– Phòng và trị các bệnh phân trắng trên tôm.

– Thay thế kháng sinh trong việc phòng và trị các bệnh về khuẩn, đặc biệt là ức chế vi khuẩn vibrio bội nhiễm trong gan ruột tôm.

– Cải thiện sắc tố và tăng trưởng của tôm.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

– Tôm nhiễm bệnh: Trộn 1 lít/1.000m3 nước.

– Liều phòng: Tạt 1 lít/1.500m3 nước, tạt từ 5-7 ngày/lần.

Phòng ngừa mầm bệnh phân trằng - EMS

G8

CÔNG DỤNG

– Phá vỡ ống cực của EHP nhằm ngăn chặn EHP sinh sản, xâm nhập vào tế bào chất của gan tụy.

– Phòng và trị các bệnh phân trắng EHP trên tôm.

– Thay thế kháng sinh trong việc phòng và trị các bệnh về khuẩn, đặc biệt là ức chế vi khuẩn vibrio bội nhiễm trong gan ruột tôm.

– Cải thiện sắc tố và tăng trưởng của tôm.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

– Tôm nhiễm bệnh: Trộn 10g/kg thức ăn và ăn 4 cữ/ngày. Trộn liên tục trong vòng 5 ngày, sau đó quan sát thể trạng của tôm để giảm liều dùng.

– Liều phòng: Trộn 5-7g/kg thức ăn và ăn 1-2 cữ/ngày. Ăn suốt vụ nuôi.

Hy vọng những chia sẻ về bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng của Bio Blue Việt Nam có thể cung cấp cho quý bà con một số giải pháp và kinh nghiệm cần thiết để giảm thiểu sự lây lan và phát triển của bệnh. Từ đó, giúp bà con hạn chế tối đa những tổn thất trong suốt vụ nuôi. Hẹn gặp quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những kiến thức tốt nhất phục vụ cho nuôi tôm, BIO BLUE cùng với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tôm luôn sẵn sàng tư vấn, chăm sóc và chia sẻ giải pháp cho quý bà con trên mọi miền đất nước.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua sđt: 0833 333 355 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu nuôi tôm.