PHÒNG NGỪA BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN TÔM

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên tôm. Bệnh ký sinh trùng khiến tôm bỏ ăn, chậm lớn, năng suất thấp, và thậm chí gây chết. Đồng thời, ký sinh trùng còn mở ra cơ hội cho các tác nhân virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh. Cùng Bio Blue Việt nam tìm hiểu các bệnh phổ biến do ký sinh trùng gây ra và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. 

ky-sinh-trung-tren-tom

Bệnh vi bào tử trùng

Tác nhân gây bệnh được xác định là do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP). Khi nhiễm EHP nhiều phần trên cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục hoặc trắng sữa. Dấu hiệu này càng trở nên rõ hơn khi tôm lớn, đặc biệt ở phần lưng từ gan tụy đến giữa thân. Một số con có hiện tượng đục cơ đốt cuối cơ thể.

Bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh không gây tỷ lệ chết cao tuy nhiên vi bào tử trùng ảnh hưởng đến một số cơ quan khác như gan tụy và buồng trứng. Tôm nhiễm vi bào tử trùng thường có khả năng đề kháng kém và khả năng chống chịu stress kém. Vì vậy chúng dễ dàng bị ăn thịt, chậm lớn và dễ tủ vong trong quá trình vận chuyển.

EHP không chỉ xuất hiện trên tôm mà nó có mặt trên nhiều đối tượng khác như giáp xác, côn trùng… Vì vậy, việc sử dụng thức ăn tươi sống trong nuôi tôm là nguy cơ dẫn đến rủi ro lây nhiễm vi bào tử trùng. Ngoài ra EHP còn có thể lây nhiễm thông qua phân của tôm nhiễm bệnh. Hoặc do hiện tượng ăn thịt lẫn nhau khi có tôm nhiễm vi bào tử trùng xuất hiện trong ao nuôi.

Bệnh ký sinh trùng trên gan tụy

Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis là nhóm ký sinh trùng gây bệnh trên gan tụy tôm. Khi tôm bị loại ký sinh này xâm nhập sẽ có các triệu chứng như gan tụy co lại, màu sắc cơ thể nhợt nhạt, sắc tố melanin ở tế bào biểu bì đi kèm với tôm chậm tăng trưởng.

Bệnh phân trắng

Ký sinh trùng Vermifrom và Gregarine cũng được xem là 2 trong những nguyên nhân gây bệnh phân trắng. Ký sinh trùng Gregarine hay còn được gọi là ký sinh trùng hai roi là loại thường xuất hiện trong đường ruột của tôm bị phân trắng khi kiểm tra bằng kính hiển vi.

Ký sinh trùng Vermifrom và Gregarine gây bệnh phân trắng trên tôm
Ký sinh trùng Vermifrom và Gregarine gây bệnh phân trắng trên tôm

Phân trắng là bệnh khá phổ biến ở tôm và thường xuất hiện từ ngày nuôi thứ 40 trở đi. Dấu hiệu nhận biết tôm bị nhiễm Gregarine là tôm bị phân trắng xuất hiện các sợi phân trắng nổi trên mặt nước ao nuôi. Tôm bị mềm vỏ, chậm lớn, màu sậm bất thường. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy ống ruột tôm bị đứt quãng hoặc trống rỗng. Tôm bệnh phân trắng không chết hàng loạt, tuy nhiên sẽ gây nhiều ảnh hưởng về năng suất tôm thu hoạch.

benh-phan-trang-tren-tom-the-chan-trang
Bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng

Vermifrom không phải là sinh vật, không phải là giun sán trong gan tụy hay đường ruột mà là biểu hiện của các tế bào biểu mô gan tụy bị hoại tử bong tróc, một dạng bệnh lý tổn thương gan tụy. Vermifrom xuất hiện làm giảm tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, đồng thời nhiễm bệnh cơ hội khác, nếu bị nặng có thể gây phân trắng.

Bệnh ngoại ký sinh trùng

Các loài gây bệnh gồm Epistylis, Zoothamnium, Tokophrya, Acineta, Vorticella. Chúng là ký sinh trùng đơn bào dạng hình loa kèn, chúng có thể sống đơn lẻ hoặc hình thành tập đoàn, kích thước tế bào nhỏ, khoảng từ 60 – 100 μm. Đặc biệt, loài Zoothamnium sp. và Vorticella sp. là 2 loài thường tấn công tôm ở cả ao nuôi thương phẩm và trại giống.

Khi nhiễm bệnh, tôm có dấu hiệu bơi lội chậm, hoạt động khó khăn, đề kháng giảm. Trên vỏ, phần phụ, mang sinh vật bám đầy. Sinh vật bám làm cản trở sự hoạt động và làm mất chức năng hô hấp của tôm, đặc biệt gây tác hại lớn ở ấu trùng tôm và tôm nhiễm bệnh virus.

soi-khuan-bam-mang
Mang chuyển màu do sợi khuẩn bám
tao-bam-mang-tom
Mang chuyển màu do tảo bám
Zoo-bam-den-tom
Zoothamnium bám dày đặc trên vỏ tôm sú làm tôm chuyển màu đen và nhớt

Đặc điểm

Bệnh ký sinh trùng trên tôm thường xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của tôm từ tôm ấu trùng đến tôm trưởng thành. Nhiệt độ nước cao, thời tiết nắng nóng, mật độ nuôi cao, thức ăn dư thừa trong ao nhiều, sự tích lũy của chất hữu cơ trong ao cao, chất lượng môi trường nước kém, sự có mặt của vật chủ trung gian trong ao nuôi… là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của ký sinh trùng.

Phòng bệnh ký sinh trùng trên tôm

1. Tôm giống chất lượng

Mầm bệnh tiềm ẩn cũng có thể nằm trong cơ thể tôm giống, sau quá trình nuôi sẽ bùng phát. Do đó, trước khi thả nuôi, cần chọn nguồn con giống uy tín từ cơ sở cung cấp rõ ràng. Tôm giống được xét nghiệm sạch các loại bệnh nguy hiểm như: virus đốm trắng (WSSV), virus còi (MBV), virus đầu vàng (YHV) và bệnh Taura trên TTCT.

Tôm giống BS22 của Bio Blue Việt Nam đều được thực hiện các xét nghiệm nghiêm ngặt trước khi xuất ra thị trường. Đảm bảo nguồn tôm giống chất lượng, an toàn nhất cho quý bà con.

Tôm giống Bio Blue đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của 1 tôm giống chất lượng gồm: 100% sạch bệnh – Tăng trưởng nhanh – Kháng bệnh tốt – Về size lớn trong ngắn ngày – Đem đến hiệu quả kinh tế cao.

tom-giong-bs22

2. Cải tạo ao đúng quy trình

Cải tạo ao đủ và đúng quy trình. Nước cấp vào ao nuôi phải qua túi lọc bằng lưới hoặc vải, nguồn nước không bị ô nhiễm thuốc trừ sâu, không có chứa chất diệt khuẩn, hay không nhiễm phèn. Nên có ao lắng để trữ và xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.

QUY TRÌNH CHUẨN BỊ AO NUÔI

3. Mật độ thả nuôi

Mật độ thả nuôi thích hợp sẽ giúp tôm phát triển đồng đều và hạn chế xảy ra bệnh. Khi thả tôm với mật độ quá cao khiến cho lượng thức ăn tôm tiêu thụ lớn, lượng chất thải tôm thải ra cũng lớn làm bẩn nước, sản sinh khí độc và làm bùng phát các mầm bệnh. Luôn đảm bảo tôm được phát triển trong môi trường sạch sẽ, hạn chế các yếu tố trung gian xâm nhập và phát triển.

4. Quản lý tốt thức ăn

Quản lý tốt thức ăn trong quá trình nuôi. Nên cho ăn theo giai đoạn và theo sự phát triển của tôm. Không nên cho ăn quá nhiều và quá liên tục làm dư lượng thức ăn, tạo lớp mùn bã hữu cơ gây hại cho tôm.

5. Sử dụng các chế phẩm sinh học

Người nuôi cần thường xuyên bổ sung Vitamin C hay các chất khoáng giúp tôm tăng sức đề kháng và mau cứng vỏ sau khi lột.

Tăng đề kháng - Giảm stress

CÔNG DỤNG

– Chuyên cung cấp vitamin C, tăng cường sức đề kháng, giảm stress, giảm sốc, giảm tiêu tốn thức ăn.

– Đẩy nhanh quá trình lột xác và cứng vỏ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

– Trộn 2 – 3g / kg thức ăn, dùng suốt quá trình nuôi. Luwy ý: Nên bọc ngoài bằng chất kết dính.

– Kích thích sự tăng trưởng của vi sinh vật: 1kg / 1000m3 nước.

– Nên dùng trước mỗi lần có dấu hiệu thay đổi thời tiết.

CÔNG DỤNG

– Chuyên điều trị các hiện tượng như: Cong thân đục cơ, vỏ xanh da trời, bệnh trắng lưng,….

– Cung cấp khoáng chất cần thiết giúp tôm phát triển tốt, tôm cứng vỏ nhanh sau khi lột xác, tăng cường sức đề kháng cho tôm cá.

– Kích thích quá trình tạo vỏ giúp tôm lột đúng chu kỳ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

– Sử dụng định kỳ: 2 – 3kg / 3000 – 4000m³ trong 7 ngày

– Sử dụng trong trường hợp tôm bị mềm vỏ lâu ngày: 5kg / 4000m³

Khoáng đa lượng - Ngăn đục cơ

Định kỳ sử dụng men vi sinh bổ sung vào ao nuôi để giúp cải thiện chất lượng nước, xử lý mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa.

F45

CÔNG DỤNG

– Phòng các bệnh về nội ký sinh trùng gây bệnh như: phân trắng, chậm lớn, đứt khúc đường ruột, sưng đốt cuối, đường ruột bị hạt gạo.

– Ngăn ngừa đa ký sinh trùng và ngăn ngừa EHP.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

– Phòng bệnh: Cho ăn 3 – 5ml / kg thức ăn, mỗi ngày ăn 2 cữ đến khi tôm được 50 ngày tuổi để ngăn ngừa EHP và ký sinh trùng

– Khi tôm nhiễm bệnh: Dùng 7 – 10ml / kg thức ăn, ăn mỗi ngày 2 cữ sáng, ăn liên tục trong 5 ngày, định kỳ 7 ngày / lần

Tiêu diệt ký sinh trùng - Ngăn ngừa phân trắng EHP

Chuyên xử lý đáy và nước

CÔNG DỤNG

– Hấp thu khí độc, phân huỷ thức ăn thừa, phân tôm và mùn bã hữu cơ. Chống ô nhiễm và phục hồi đáy ao nhanh chóng. Gây màu nước nhanh, ổn định. Tăng hàm lượng oxy, giảm độ đục của nước.

– Tạo thêm nguồn vi sinh, chất dinh dưỡng vô cơ giúp tảo có lợi phát triển. Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

– Tháng thứ 1 – thứ 2: Dùng 227g / 10.000m3 nước.

– Tháng thứ 3 trở lên: Dùng 454g / 10.000m3 nước.

– Pha loãng với ít nước sạch rồi tạt đều xuống ao.

>>> Quản lý chất lượng nước để tạo môi trường tốt nhất cho tôm phát triển. Cụ thể, trong quá trình nuôi, cần kiểm soát các chỉ tiêu như: pH, hàm lượng ôxy hòa tan, độ kiềm, độ trong, độ phèn, NO2 và khí độc NH3 nằm dưới ngưỡng chịu đựng của tôm.

Hy vọng những chia sẻ trên của Bio Blue Việt Nam có thể giúp bà con phòng ngừa bệnh ký sinh trùng trên tôm an toàn, hiệu quả. Chúc bà con có vụ nuôi bội thu. Và sớm gặp mọi người ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những kiến thức tốt nhất phục vụ cho nuôi tôm, BIO BLUE cùng với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tôm luôn sẵn sàng tư vấn, chăm sóc và chia sẻ giải pháp cho quý bà con trên mọi miền đất nước.  Liên hệ ngay với chúng tôi qua sđt: 0833 333 355 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu nuôi tôm