PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM

Virus hội chứng đốm trắng (WSSV) là một virus lây nhiễm cao. Là một trong những nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt. Tôm nhiễm thường xuất hiện các đốm trắng trên vỏ. Bệnh đốm trắng gây chết với tỷ lệ cao, thường là 80% – 100% chỉ vài ngày sau khi nhiễm. Hiểu được mức độ nghiêm trọng của bệnh, quý bà con cần có những biện pháp phòng ngừa kịp thời và hiệu quả để hạn chế tối đa những tổn thất. Cùng Bio Blue Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

benh-dom-trang

Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm

Virus gây hội chứng đốm trắng trên tôm (White Spot Syndrome Virus – WSSV) có acid nucleic là DNA, ký sinh trong nhân. Virus có độc lực rất mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau, thường trên tế bào biểu mô da. WSSV gây chết trên mọi giai đoạn phát triển của tôm.

Mầm bệnh có trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài thông qua nguồn nước, các ký chủ trung gian. Khi lượng chất thải nuôi tôm nhiều, môi trường nuôi bị ô nhiễm hay thời tiết thay đổi, tôm bị yếu sẽ tạo điều kiện cho các loại virus bùng phát gây dịch bệnh cho tôm. Bệnh thường phát triển khi giao mùa. 

VI-RUT-GAY-BENH-DOM-TRANG-TREN-TOM
Vi rút gây bệnh đốm trắng trên tôm
Những quốc gia đã từng xuất hiện bệnh đốm trắng do vi rút WSSV trên thế giới (số liệu đến năm 2011)

Triệu chứng bệnh đốm trắng trên tôm

Tôm bị bệnh đốm trắng có 3 giai đoạn, cụ thể triệu chứng mỗi giai đoạn như sau:

trieu-chung-benh-dom-trang

Cách phòng bệnh đốm trắng trên tôm

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh do virus gây ra bệnh đốm trắng. Vì vậy, chỉ có thể phòng bệnh bằng các phương pháp tổng hợp:

– Lây từ động vật giáp xác (cua, còng,…) nhiễm virus đốm trắng:

+) Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh bằng vôi hoặc hóa chất. Vét sạch bùn đáy, rải vôi, phơi khô đáy ao 5 – 7 ngày. Lấp các lỗ ở bờ ao để làm cho cua, còng hết nơi trú ẩn. Lọc nước qua túi lọc nhiều lớp trước khi cấp vào ao. Sau đó, tiến hành diệt tạp trong nước để tránh tối đa mầm bệnh nguy hiểm.

– Nguồn giống kém chất lượng, nhiễm bệnh:

+) Tôm giống là yếu tố tiên quyết quyết định thành công của vụ nuôi. Do đó, bà con cần đảm bảo tôm giống phải hoàn toàn sạch bệnh. Ngoài ra, tôm cần phải thông qua kiểm dịch, xét nghiệm.

Tôm giống BS22 của Bio Blue Việt Nam đều được thực hiện các xét nghiệm nghiêm ngặt trước khi xuất ra thị trường. Đảm bảo nguồn tôm giống chất lượng, an toàn nhất cho quý bà con.

Tôm giống Bio Blue đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của 1 tôm giống chất lượng gồm: 100% sạch bệnh – Tăng trưởng nhanh – Kháng bệnh tốt – Về size lớn trong ngắn ngày – Đem đến hiệu quả kinh tế cao.

tom-giong-bs22

– Môi trường nước nuôi không đáp ứng (nồng độ pH > 8.3 và Khuẩn Vibrio > 1000)

+) Quản lý tốt môi trường nước, hàm lượng khí độc… Đồng thời tăng cường dinh dưỡng cho tôm (nhất là thời điểm giao mùa hoặc mưa nắng thất thường)

+) Sử dụng chế phẩm sinh học để duy trì môi trường ao nuôi, sử dụng Vitamin C, men vi sinh trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm. Ngoài ra, bà con tuyệt đối không sử dụng thức ăn tươi sóng cho tôm vì đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiềm tàng.

+) Đảm bảo nồng độ pH < 8.3 và khuẩn Vibrio < 1000. Tuy nhiên, một số ao nuôi đáp ứng tốt 2 yếu tố này nhưng tôm vẫn bị nhiễm đốm trắng. 

Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm thức tế, Bio Blue Việt Nam đã điều chế thành công sản phẩm phòng ngừa hiệu quả bệnh đốm trắng trên tôm. Nắm được cơ chế hoạt động của mã gen VP28 của virus đốm trắng, chúng tôi đã áp dụng vào sản phẩm hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh đốm trắng

G9

CÔNG DỤNG

– Ngăn chặn sự liên kết và xâm nhập vào tế bào vật chủ (tôm và các loài giáp xác khác) của virus đốm trắng. Nghĩa là ngăn chặn sự liên kết mã gen VP28, không cho mã gen này gắn vào tế bào vật chủ để gây bệnh.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

– Phòng bệnh: Cho ăn 3 – 5ml / kg thức ăn, mỗi ngày ăn 2 cữ đến khi tôm được 50 ngày tuổi để ngăn ngừa EHP và ký sinh trùng

– Khi tôm nhiễm bệnh: Dùng 7 – 10ml / kg thức ăn, ăn mỗi ngày 2 cữ sáng, ăn liên tục trong 5 ngày, định kỳ 7 ngày / lần

– An toàn sinh học trong suốt quá trình nuôi chưa cao:

+) Sử dụng lưới ngăn chim, rào ngăn động vật để hạn chế lây lan dịch bệnh từ vùng này đến vùng kia hoặc từ ao nuôi này sang ao nuôi khác.

+) Kiểm tra màu sắc, khả năng bắt mồi và tình trạng sức khỏe của tôm thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý.

Trong trường hợp ao tôm bị đốm trắng:

+) Thực hiện ngay các biện pháp cách ly. Nếu tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm thì thu hoạch sớm để tránh thiệt hại, vì bệnh có thể gây chết rất nhanh. 

+) Tôm chết phải đem đi xa khu vực nuôi, chôn cùng với vôi bột, không vứt tôm bị đốm trắng ra môi trường bên ngoài.

+) Nếu tôm còn nhỏ, bị bệnh đã nặng, cần dùng các chất thuốc sát trùng liều cao, tiêu diệt virus trước khi thải bỏ. Dùng Formol 50 – 70 ppm hoặc Chlorine 50 – 100 ppm để tiêu diệt toàn bộ (hủy ao). 

+) Khi có dấu hiệu bệnh đốm trắng do virus, người nuôi cần báo ngay cho cán bộ thú y địa phương hoặc cơ quan chức năng để xử lý kịp thời, tránh tình trạng bệnh lây lan rồi mới công bố dịch.

+) Đối với những ao tôm bị bệnh đốm trắng, người nuôi không nên vội vàng cải tạo để thả nuôi mà nên cho ao nghỉ khoảng 1 – 2 tháng và tái tạo lại môi trường nền đáy ao. Trong thời gian này, nên thả cá rô phi để cá tiêu diệt hết những loại ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại.

tôm bị bệnh đốm trắng
Cần có những biện pháp xử lý triệt để tôm chết do bệnh đốm trắng để không lây lan bệnh, bùng phát dịch

Hy vọng những chia sẻ trên của Bio Blue Việt Nam có thể giúp bà con nphòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm an toàn, hiệu quả. Chúc bà con có vụ nuôi bội thu. Và sớm gặp mọi người ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những kiến thức tốt nhất phục vụ cho nuôi tôm, BIO BLUE cùng với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tôm luôn sẵn sàng tư vấn, chăm sóc và chia sẻ giải pháp cho quý bà con trên mọi miền đất nước.  Liên hệ ngay với chúng tôi qua sđt: 0833 333 355 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu nuôi tôm