Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Để có một vụ nuôi thành công, ngoài chất lượng con giống ban đầu được đảm bảo người nuôi cần có những phương án duy trì sức khoẻ và thể trạng của tôm sao cho đạt trạng thái tốt nhất. Tăng đề kháng tôm cũng là một biện pháp giúp tôm phòng tránh các bệnh hại một cách tự nhiên. Góp phần đảm bảo tôm tăng trưởng tốt, phát triển nhanh, đạt năng suất cao.
Khả năng đề kháng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của tôm trong ao nuôi. Để chống lại các bệnh tật luôn đe doạ đến sức khoẻ sinh trưởng, cần tiến hành các biện pháp tăng đề kháng tôm nhiều hơn. Đặc biệt đối với các ao có mật độ nuôi cao hoặc có tiền sử nhiễm bệnh chết hàng loạt.
Sức đề kháng suy giảm cũng là một nguyên nhân khiến tôm chậm lớn dù được nuôi đúng kỹ thuật. Nguyên nhân của tình trạng này là do chất lượng tôm bố mẹ không được đảm bảo. Hoặc các trại giống đã lạm dụng quá mức sức sinh sản của tôm mẹ. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cũng khiến sức khoẻ của tôm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mặt khác, trong quá trình nuôi tôm một số ao nuôi gặp trường hợp tôm chết rải rác do các loại vi khuẩn gây hại: Vibrio, vi khuẩn dạng sợi, bệnh phân trắng,… Các mầm bệnh do nguồn nước, thức ăn, đáy ao, khiến phần lớn tôm bị giảm sức đề kháng. Hậu quả là tôm bị còi cọc, tốn nhiều chi phí cho ăn và chữa bệnh.
Vì thế, việc tăng đề kháng tôm là cực kỳ quan trọng để có một vụ mùa bội thu.
Việc lựa chọn con giống tốt, kháng bệnh cao quyết định đến 50% mức độ thành công của vụ nuôi. Khi mua tôm giống cần chọn tôm cần chọn tôm từ nhà cung cấp đáng tin cậy. Đảm bảo tôm giống không mang theo bất kỳ loại bệnh tật nào từ nguồn cung cấp. Chọn loại tôm giống phù hợp với điều kiện môi trường nuôi trồng, bao gồm nhiệt độ nước, độ pH và mật độ nuôi tại khu vực nuôi.
Muốn tôm nuôi có sức đề kháng tốt, tôm bố mẹ phải khỏe mạnh. Giải pháp tốt nhất là phải có chương trình chọn lọc thật bài bản. Tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, được nuôi vỗ và sinh sản trong thời gian không vượt quá 04 tháng sau khi nhập về trại nuôi sản xuất. Thức ăn cho tôm bố mẹ phải cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm tươi sống như: hàu, mực,… Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh và hoá chất để phòng trị bệnh trong quy trình nuôi tôm giống bố mẹ.
Phải loại bỏ cặn thải và phân tôm tích tụ tại ao nuôi thường xuyên để tránh sự tích tụ của chúng. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh, đảm bảo chất lượng nước nhằm tăng đề kháng tôm tốt hơn.
Nên vệ sinh kỹ ao nuôi để tránh sự xâm nhập của vi sinh vật, cặn bã và mầm bệnh. Phương pháp vệ sinh ao nuôi thường được áp dụng là: chà bạt, rải vôi, khử trùng nước ao… Môi trường sống sạch sẽ cũng giúp tăng đề kháng tôm, giảm khả năng mắc bệnh.
Cung cấp lượng thức ăn phù hợp để tránh tình trạng thức ăn thừa quá nhiều gây cặn thải. Lựa chọn loại thức ăn có chất lượng đảm bảo, góp phần giúp tôm phát triển thuận lợi. Bổ sung thêm các loại lợi khuẩn, vitamin, khoáng chất cần thiết giúp tăng đề kháng tôm. Đồng thời, việc cho tôm ăn phải dựa trên đặc điểm trong từng giai đoạn của tôm: nhu cầu đạm, đặc tính bắt mồi, đường ruột, hệ thống miễn dịch, thời kỳ lột xác,…
Tôm thường bơi ngược dòng nước và di chuyển rộng ở khu vực cho ăn. Vì thế, cần rải thức ăn theo dòng nước chảy và rải đều để tôm có thể bắt mồi dễ dàng, ăn đều, kích cỡ tôm cũng phát triển đồng đều hơn.
Đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến hay nuôi tôm sinh thái bà con nên chọn tôm có kích cỡ lớn. Tôm bơi nhanh, phù hợp với điều kiện tự nhiên và tăng khả năng phòng ngừa dịch bệnh.
Đối với mô hình nuôi tôm trải bạt hay nuôi siêu thâm canh, điều kiện an toàn sinh học tuỳ thuộc vào thời tiết mùa vụ. Bà con nên chọn giống tôm kháng bệnh tốt, thân dài và khoẻ.
Trong ao nuôi, sau một thời gian dài cũng sẽ tích luỹ nhiều chất thải và các mầm bệnh. Những chất thải và mầm bệnh này có thể gây hại cho tôm trong chu kỳ nuôi tiếp theo. Dựa vào đặc tính mùa vụ, có thể nuôi xen canh trên cùng một ao để các đối tượng mới có thể tiêu diệt được các mầm bệnh đó. Ví dụ như sau một chu kỳ nuôi tôm, có thể nuôi cá rô phi hoặc trồng rong câu để dọn và làm giảm các mầm bệnh nơi đáy ao.
Nguồn nước cấp đầu vào nên được xử lý tốt, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn trước khi đưa vào ao. Các phương pháp bao gồm:
Sử dụng hồ chứa lắng sơ bộ, song chắn, lưới chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể lọc và cuối cùng là lọc nước theo đúng quy trình.
Sử dụng hoá chất để lọc các chất bẩn, kim loại nặng ra khỏi nước. Đầu tiên, cần làm thoáng nước sau đó nước được đưa qua quy trình công nghệ xử lý đảm bảo nâng oxy hoá. Tiếp đến, để thiết bị thực hiện quá trình oxy hoá các chất hữu cơ khi xử lý mùi của nước.
Phương pháp này chủ yếu là khử trùng nước. Nước được đưa qua xử lý cơ học ở bể lắng. Sau đó, sử dụng các chất oxy hoá mạnh, tia siêu âm, phương pháp nhiệt, ion kim loại nặng để xử lý nước.
Xử lý nước ao trước khi thả giống:
Trước khi thả giống, người nuôi cần chú ý kỹ màu sắc của nước trong ao nuôi. Đảm bảo cân bằng môi trường nước, tăng chất lượng và triệt tiêu khí độc có trong ao. Nếu màu nước trở nên xấu đi, các loại sinh vật gây hại dễ phát triển mạnh gây bệnh cho tôm. Nguồn nước lấy vào ao nuôi cần được đo lường, kiểm tra bằng các thiết bị chuyên dụng nhằm tạo cho tôm môi trường sống tốt nhất.
Xử lý nguồn nước trong quá trình nuôi:
Đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tôm, nhiệt độ nước lý tưởng để hạn chế sự phát triển vi khuẩn. Thường xuyên vệ sinh ao nuôi và các thiết bị liên quan để loại bỏ cặn bã và vi khuẩn. Theo dõi và điều chỉnh độ pH, độ mặn của nước để tạo điều kiện phát triển không thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh.
Men vi sinh hay còn gọi là chế phẩm sinh học có thành phần chứa các vi sinh vật sống có lợi. Tăng cường hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng đề kháng tôm, chống lại các tác nhân gây bệnh. Bổ sung các chất bổ sung như probiotics (vi sinh vật có lợi), prebiotics (chất dinh dưỡng cho vi khuẩn có lợi) và enzyme (enzym) có thể giúp cân bằng vi sinh vật đường ruột của tôm và cải thiện hệ miễn dịch.
Bổ sung vitamin C cho tôm là bước cần thiết giúp tôm phát triển ổn định hơn. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp tăng đề kháng tôm, hỗ trợ tôm sinh trưởng tốt. Người nuôi nên bổ sung thường xuyên vitamin C vào thức ăn cho tôm khi thời tiết thay đổi. Hoặc xung quanh ao nuôi có dịch bệnh.
β-Glucan giúp tăng đề kháng tôm, hỗ trợ xây dựng hệ thống miễn dịch tốt. Thậm chí, còn có thể ngăn chặn các tác động của virus WSSV gây bệnh đốm trắng trên tôm. Các hợp chất chiết xuất từ β-Glucan thường dùng cho tôm qua đường ăn. Có tác dụng trong mọi giai đoạn phát triển của tôm. Giúp giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, kích thích tiêu hoá, phòng bệnh đường ruột, nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
Khả năng đề kháng là một trong những yếu tố quyết định mức độ nhiễm bệnh của tôm. Nếu tôm có sức đề kháng tốt thì khả năng chống lại bệnh cao và ngược lại. Do đó, tăng đề kháng tôm là một trong những khâu quan trọng trong chương trình phòng bệnh. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp tôm phát triển tốt, sản lượng cao và cho hiệu quả kinh tế ổn định. Bài viết trên Bio Blue Việt Nam đã cung cấp đầy đủ thông tin về các cách tăng đề kháng tôm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0833 333 355 để được tư vấn chi tiết nhanh nhất.