Chọn và thả tôm giống là một khâu kỹ thuật hết sức quan trọng trong nuôi tôm. Việc thả giống đúng cách giúp tôm giống khoẻ mạnh, thích nghi tốt với môi trường sống. Bài viết hôm nay Bio Blue Việt Nam sẽ giúp bà con chia sẻ cách thả tôm giống như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất!

1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THẢ GIỐNG:

Để trả lời cho câu hỏi thả tôm giống như thế nào cho hiệu quả? Thì những tiêu chí phù hợp cho vị trí thả tôm giống lý tưởng bao gồm:

Vị trí thả tôm cần vững chắc, tránh sạt lở gây đục nước khi thả. Người nuôi cần bố trí phần khung giữ bao bọc tôm thuận tiện nếu thả tôm trực tiếp xuống ao.

Thả tôm giống như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? - Câu hỏi trăn trở của nhiều nông hộ nuôi tôm.
Thả tôm giống như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? – Câu hỏi trăn trở của nhiều nông hộ nuôi tôm.

Ngoài địa điểm, thời gian thả giống cũng là một yếu tốt quan trọng. Nên thả tôm giống vào những ngày nắng nhẹ, trong khung 6 – 8 giờ sáng hoặc 5 – 6 giờ chiều. Không nên thả tôm lúc trời đang mưa hoặc mưa to, khi có hiện tượng gió mùa, thời tiết xấu.

2. CHUẨN BỊ THẢ GIỐNG:

Để quá trình thả tôm giống được diễn ra nhanh chóng bà con cần chuẩn bị đầy đủ các bước sau:

Tham khảo thêm các sản phẩm dinh dưỡng và phòng ngừa dịch bệnh TẠI ĐÂY.

Chuẩn bị một số dụng cụ đo lường để kiểm tra môi trường nước. Kiểm tra của cả bọc đựng tôm và ao nuôi trước khi thả nuôi như: pH, kiềm, mặn,… Đảm bảo hai môi trường nước không chênh lệch quá lớn, nếu có phải can thiệp xử lý kịp thời.

Đảm bảo đủ nhân lực khi thực hiện hoạt động thả tôm giống.
Đảm bảo đủ nhân lực khi thực hiện hoạt động thả tôm giống.

3. THUẦN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRƯỚC KHI THẢ GIỐNG:

Do quá trình vận chuyển, các yếu tố môi trường nước trong bọc tôm có biến động nhất định. Các thông số như: độ pH, độ kiềm, độ mặn,… ở trại giống cũng khác biệt so với ao nuôi. Đặc biệt là nhiệt độ, nhiệt độ ấu trùng để vận chuyển tôm thường vào khoảng 22 – 23oC. Những thay đổi đột ngột sẽ làm rối loạn các chức năng sinh lý trong cơ thể tôm giống. Có thể gây sốc, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và tỉ lệ sống. Vì vậy, công tác thuần môi trường đóng vai trò rất quan trọng, giúp tôm giống làm quen với môi trường hoàn toàn mới trong ao nuôi.

3.1 Phương pháp thuần tôm tại bể:

Để làm sạch môi trường nước trước khi thả nuôi, bà con cần:

Kiểm tra tổng quát về môi trường ao nuôi

– Chuẩn bị như mô tả ở bước “Chuẩn bị thả giống”, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và nước được lắng thuần hoàn toàn để đảm bảo an toàn sinh học.

– Cần cung cấp oxy đầy đủ trước khi cho tôm vào bể, sục khí liên tục.

– Mật độ tôm trong ao nước tinh khiết nên từ 300 con – 500 con/lít nước.

– Kiểm tra các yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, độ kiềm, mặn) của nước bên trong bọc đựng giống. Tiến hành so sánh các thông số trên với yếu tố môi trường ngoài ngoài ao. Ngoài ra, có thể dùng men vi sinh để tạo môi trường có hệ vi sinh vật có ích. Góp phần giúp ức chế vi khuẩn gây hại ảnh hưởng đến tôm giống sau khi thả.

– Thêm nước ao nuôi vào bể từ từ để cân bằng hai môi trường, giúp tôm thích nghi dần với môi trường mới.

Cung cấp lượng vitamin và thức ăn phù hợp

– Cung cấp lượng vitamin phù hợp vào ao thuần. Vitamin C: 5ppm và vitamin tổng hợp: 1ppm để giúp tôm phục hồi nhanh và giảm stress. 

– Từ từ thả tôm giống trực tiếp vào ao nuôi. Cân bằng sức khỏe của ấu trùng tôm giống và mức độ khác biệt của các yếu tố môi trường giữa ao và bọc giống.

– Cung cấp thức ăn liên tục trong quá trình thuần dưỡng giúp tôm mau hồi phục và không cắn nhau. Lượng thức ăn cho tôm thuần khoảng 100g/100.000 PL, thời gian thuần 3 giờ. Bà con nên chia thành nhiều lần cho ăn, cách 30 phút cho ăn một lần.

– Thời gian thuần tôm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của hậu ấu trùng giống tại thời điểm thả vào ao và sự khác biệt về các yếu tố môi trường nước (đặc biệt là nhiệt độ và pH) giữa ao và nước trong bọc đựng giống, cụ thể:

Sau khi cân bằng các yếu tố môi trường nước, tôm giống hoạt động mạnh thì có thể tiến hành thả tôm giống ra ao nuôi. Người nuôi có thể mở van hoặc sử dụng ống nhựa hút tôm từ bể thuần tôm xuống ao nuôi.

3.2 Phương pháp thuần tôm trực tiếp dưới ao nuôi:

Ngoài cách thuần tôm trên bể, người nuôi có thể thuần tôm trực tiếp dưới ao nuôi qua quy trình:

Bổ sung thêm khoáng và vitamin sau khi thả.

Thuần tôm trực tiếp tai ao nuôi.
Thuần tôm trực tiếp tai ao nuôi.

3.3 Phương pháp thả tôm thẳng xuống ao:

Đây là phương pháp đơn giản được đông đảo bà con nuôi tôm ứng dụng. Để thực hiện phương pháp này cần đảm bảo sức khoẻ tôm giống phải tốt. Không có sự chênh lệch quá lớn giữa môi trường túi giống và ao nuôi. Đặc biệt, phải cân bằng được nhiệt độ nước của cả hai môi trường.

Các bước thực hiện như sau:

LƯU Ý: Không nên lội xuống ao mà nên sử dụng xuồng, cầu, phao để thả. Tránh làm đục nước tại khu vực thả giống và đảm bảo vấn đề an toàn sinh học.

Thả tôm trực tiếp xuống ao là phương pháp đơn giản mà bà con thường áp dụng khi thả tôm giống.
Thả tôm trực tiếp xuống ao là phương pháp đơn giản mà bà con thường áp dụng khi thả tôm giống.

Tôm là loài vật nhạy cảm với các yếu tố môi trường. Do đó, khi thả tôm giống người nuôi cần chú ý thực hiện đúng quy trình. Bất luận giống tôm nào cũng cần được chăm sóc cẩn thận từ giai đoạn ấu trùng tôm giống để đạt hiệu ứng nuôi trồng tốt. Để bắt đầu một vụ mùa mới bội thu, Bio Blue Việt Nam đã liệt kê các phương pháp thả tôm giống như thế nào để đạt hiệu quả tối đa. Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số hotline 0833 333 355 để được tư vấn chi tiết nhanh nhất.