TÔM RỚT CỤC THỊT LÀ HIỆN TƯỢNG GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ

Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, đặc biệt là khi tời mưa lớn kéo dài, hiện tượng tôm rớt cục thịt thường xảy ra nhiều hơn. Hiện tượng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ sống và năng suất vụ nuôi. Do đó, bà con cần nhận biết chính xác nguyên nhân để có các biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế thiệt hại. Cùng Bio Blue Việt Nam tìm hiểu “Hiện tượng tôm rớt cục thịt là gì?” trong bài viết hôm nay.

Tôm rớt cục thịt là gì?

Quá trình lột vỏ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển của tôm. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, tôm có thể chết trong quá trình này. Tôm chết thường còn tươi, lớp vỏ còn mềm, phần đầu và phụ bộ đã bị tôm khỏe ăn gon gàng nên được gọi là “tôm rớt cục thịt”.

Hiện tượng này thường xảy ra ở ao bạt, môi trường nuôi có độ mặn thấp dưới 10‰ và khi tôm được 60 ngày tuổi (giai đoạn tôm thịt). Tuy nhiên, đối với các ao có mật độ nuôi dày trên 300 con/m2 hiện tượng này sẽ xuất hiện sớm hơn.

Được biết mỗi đêm, tôm rớt cục thịt có thể rớt đáy khoảng 5 – 10 kg cho đến hàng chục kg. Thậm chí, có những ao tôm chết lên đến cả tấn.

hien-tuong-tom-rot-cuc-thit
Tôm rớt cục thịt xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa, có thể khiến tôm chết hàng loạt

Nguyên nhân dẫn đến tôm rớt cục thịt

Môi trường nuôi thiếu khoáng được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tôm chết khi lột xác. Đặc biệt, các ao có độ mặn thấp, mật độ thả dày, việc thiếu các khoáng quan trọng dưới đây sẽ càng nghiêm trọng hơn:

– Na+: Thiếu hụt Na+ sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết NH4+ và gây chết ở tôm. 

– K+: Sự mất cân bằng giữa nồng độ K+ và Na+ trong máu là nguyên nhân gây chết ở tôm.

– Mg2+: Thiếu hụt Mg2+ thì enzyme này sẽ không thủy phân ATP và gây chết ở tôm.

tom-thieu-khoang
Tôm thiếu khoáng dễ dẫn đến bệnh cong thân đục cơ

Bên cạnh nguyên nhân chính là thiếu hụt ion khoáng, còn nhiều nguyên nhân khác góp phần gia tăng tốc độ và số lượng tôm chết khi lột xác như:

– Nhiệt độ nước giảm đột ngột/cục bộ: Lúc này, tôm có xu hướng tìm đến đáy ao – nơi có nhiệt độ ấm hơn (nơi tập trung nhiều khí độc và mầm bệnh). Tại đây, tôm thường bị rớt cục thịt sau khi lột.

– Mật độ nuôi dày: Tôm vừa lột vỏ xong thịt còn mềm và sức khỏe còn yếu. Tôm chưa kịp hấp thụ khoáng từ môi trường bên ngoài để cứng vỏ thì con mạnh hơn ăn con yếu hơn dẫn đến hiện tượng tôm chết.

– Thiếu oxy hòa tan: Mưa lớn khiến nước ao bị phân tầng oxy, dẫn đến thiếu hụt oxy ở đáy, đặc biệt là về đêm. Nếu tôm lột nhiều trong nước, trước và sau mưa càng làm cho tôm dễ chết đồng loạt hơn vì thiếu oxy, khí độc cao, sự thiếu hụt khoáng chất và sự sụt giảm độ cứng, độ kiềm của nước ao.

– Độ pH giảm nhanh: Mưa lớn khiến độ pH giảm, làm tôm lột xác nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này dễ làm tôm chết trước, trong và sau khi mưa.

– Sụp tảo, tảo tàn phát triển nhanh chóng: Tảo tan sinh ra khí độc H2S khiến tôm ngộ độc và chết. Đồng thời tảo tàn là nơi nuôi dưỡng mầm bệnh, mật độ vi khuẩn gia tăng. Lúc này, tôm đang yếu nên dễ nhiễm bệnh: Rỗng ruột, đốm đen, đen mang, và hoại tử gan cấp tính.

Hạn chế hiện tượng tôm rớt cục thịt hiệu quả

Tôm rớt cục thịt là hiện tượng tương đối nguy hiểm khiến nhiều bà con lo lắng, đặc biệt vào mùa mưa. Mưa to khiến nhiệt độ nước, các yếu tố môi trường, pH thay đổi đột ngột làm tôm dễ bị “sốc nhiệt” dẫn đến việc tôm rớt cục thịt. Đối với những ao có mật độ nuôi dày, thì hiện tượng này sẽ khiến tôm chết hàng loạt, ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Để hạn chế tình trạng tôm rớt cục thịt vào mùa mưa, bà con nên:

Trong lúc mưa

Luôn chạy quạt nước, sục khí nhằm đảm bảo các yếu tố của môi trường nước được ổn định nhất. Giảm lượng thức ăn khi trời mưa kéo dài.

tang-cuong-chay-quat-khi
Tăng cường chạy quạt khí nhằm đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước

Sau khi mưa

Bổ sung thêm các chủng vi khuẩn có lợi cho ao nuôi để cạnh tranh với các vi khuẩn có hại. Bổ sung khoáng (như Natri, Kali và Magie…) để giúp tôm nhanh cứng vỏ khi lột xác.

CÔNG DỤNG

– Cung cấp vitamin, acid amin, khoáng chất cần thiết giúp tôm tăng đề kháng, tăng trọng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi.

– Đặc trị các hiện tượng tôm còi, chậm lớn, ăn yếu, ốp thân.

– Đẩy nhanh quá trình lột xác, tạo vỏ mới, giúp tôm lột xác chắc thịt, cứng vỏm đồng đều, màu sắc đẹp.

CÁCH DÙNG

– Dùng 3ml / kg thức ăn, ăn 2 lần / ngày, dùng suốt quá trình nuôi.

– Trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày, tăng liều sử dụng Vita Pro cho ăn 4 lần / ngày giúp tôm tăng trọng rất nhanh.

Chắc thịt - Cứng vỏ

Ngoài ra, khí độc được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tôm rớt cục thịt. Do đó để phòng ngừa bà con nên bổ sung men vi sinh từ đầu vụ nuôi để tránh tình trạng khí độc cũng như làm sạch nước ao nuôi.

Khí độc xuất hiện chủ yếu do thức ăn dư thừa, phân tôm, tảo tàn, do cải tạo ao chưa tốt,… Dù là nguyên nhân gì, bà con cũng cần phải đảm bảo kiểm soát được khí độc để tránh các bệnh cho tôm, giúp cho năng suất cao hơn.

Chuyên xử lý đáy và nước

CÔNG DỤNG

– Hấp thu khí độc NH3, H2S, NO2, chống ô nhiễm đáy ao, phân huỷ nhanh thức ăn dư thừa, phân tôm và mùn bã hữu cơ ở đáy ao. Giúp phục hồi đáy ao nhanh và hiệu quả.

– Tăng hàm lượng oxy hoà tan, giảm độ đục của nước, ổn định pH và gây màu nước nhanh chóng, ổn định.

– Tạo thêm nguồn vi sinh có lợi cho ao nuôi, ngăn chặn sự phát triển các vi khuẩn có hại. Tạo ra các chất dinh dưỡng vô cơ giúp tảo có lợi phát triển ổn định.

Hy vọng những chia sẻ trên của Bio Blue Việt Nam có thể cung cấp cho quý bà con các biện pháp để hạn chế hiện tượng tôm rớt cục thịt hiệu quả. Chúc bà con có vụ nuôi bội thu. Và sớm gặp mọi người ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những kiến thức tốt nhất phục vụ cho nuôi tôm, BIO BLUE cùng với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tôm luôn sẵn sàng tư vấn, chăm sóc và chia sẻ giải pháp cho quý bà con trên mọi miền đất nước.  Liên hệ ngay với chúng tôi qua sđt: 0833 333 355 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu nuôi tôm