Khí độc là một trong những vấn đề gây khó khăn cho bà con nuôi tôm. Vì chúng phát sinh liên tục khiến tôm sốc, đỏ thân, chậm lớn, thậm chí là nổi đầu, gây chết hàng loạt,… Vậy NO2 ảnh hưởng như thế nào đến tôm nuôi? Nguyên nhân hình thành và biện pháp phòng ngừa, xử lý hiệu quả NO2? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết những nội dung trên trong bài viết dưới đây.
– Gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu
– Tôm mềm vỏ, lột xác không cứng, chậm lớn
– Gây tổn thương mang, phù thủng cơ
– Khi hàm lượng khí độc NO2 trong ao quá cao, tôm nổi đầu và có thể chết hàng loạt hoặc rải rác vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối.
– Khí độc NO2 sẽ nằm ở tầng đáy ao làm cho tôm không thể tiếp cận để tìm kiếm thức ăn, nên tôm sẽ có tình trạng “trống đường ruột” làm giảm sự sinh trưởng phát triển của tôm nuôi, tôm kém sức sống, chậm lớn,…
– Khí độc NO2 nếu không được xử lý, chúng sẽ lơ lửng trong ao nuôi. NO2 khi kết hợp với Hemocyanin trong máu làm mất khả năng vận chuyển oxy. Từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt, tích tụ NO2 nhiều trong cơ thể khiến tôm dễ mắc các bệnh như: bệnh phân trắng, bệnh gan tụy trên tôm, đen mang, đốm trắng, hoại tử cơ,… hoặc chết khi sốc môi trường.
Các biểu hiện đầu tiên ảnh hưởng do khí độc NO2 đến tôm được nhận biết tại ao nuôi như:
– Thấy tôm xuất hiện, bơi lội trên mặt nước, dọc mé bờ, nổi đầu sáng sớm, chiều mát.
– Thời điểm trên, NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm, tạo thành Mehemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, từ đó khiến tôm nuôi bị thiếu oxy.
– Nền đáy ao nuôi chuyển đen, mùi hôi, ao nhiều bong bóng bọt khí sậm màu, bong bóng khó vỡ, nước keo, nhớt, tanh hôi.
– Tôm giảm ăn từ từ đến bỏ ăn, thời gian canh vó kéo dài.
– Tôm khó lột xác, lột xác dính vỏ, vỏ lâu cứng, tôm tăng trưởng chậm, xuất hiện tôm chết trong vó, nền đáy nơi hố siphon.
=> Tôm khó lột xác, lột xác lâu cứng vỏ chính là thời điểm thích hợp để ngoại ký sinh, vi khuẩn tấn công, phá huỷ tổ chức mang, tôm mất khả năng trao đổi oxy, gây bệnh đốm đen, thủng cơ, khiến tôm chết hàng loạt.
Người nuôi cần sên, vét, cải tạo và loại bỏ tối đa bùn đáy ra khỏi ao trước vụ nuôi mới. Nguồn nước trước khi dùng cần được lắng, lọc, xử lý kỹ đảm bảo các yêu cầu về thủy lý hóa. Hạn chế sử dụng nước cũ cho vụ nuôi mới. trong trường hợp bắt buộc dùng, cần xử lý triệt để bằng các hoá chất trên.
Trong quá trình nuôi, nếu NO2 tăng cao cần thay nhanh 40 – 50% lượng nước. Cách này giúp giảm hàm lượng khí độc, cải thiện hàm lượng oxy trong ao. Bên cạnh đó, bà con có thể bón Zeolite kết hợp Yucca và oxy hạt.
Sử dụng Test NO2 Sera để kiểm tra hàm lượng NO2 trong môi trường nước, thu được kết quả như sau:
Hàm lượng NO2 sau khi so màu | Mức độ ảnh hưởng |
5.0 mg/l | Ngộ độc, lập tức châm chất khử Nitrite Sera Toxivec nhiều lần và thay nước |
2.0 mg/l | Nguy hiểm, châm chất khử Nitrite Sera Toxivec nhiều lần hoặc thay nước |
1.0 mg/l | Có hại, châm chất khử Nitrite Sera Toxivec hoặc thay nước |
0.5 mg/l | Chấp nhận được, có thể châm thêm chất khử Nitrite Sera Toxivec |
0 mg/l | Tốt |
Bà con cần bổ sung men vi sinh xử lý khí độc NO2, giúp cân bằng sinh thái, giảm tỉ lệ bệnh, giúp tăng năng suất nuôi trồng. Bio Blue Việt Nam giới thiệu đến người nuôi 2 sản phẩm vi sinh, đem lại hiệu quả chỉ sau 2 lần sử dụng với liều lượng như sau:
– Ủ vi sinh Blue Clear và BZT hàng đêm liều 1 – 2kg + 20kg mât rỉ đường + 200 lít nước / 1000m³.
– Sục khí từ 8h sáng đến 8h tối xả xuống ao.
– Sử dụng liên tục hàng ngày hoặc 2 ngày / 1 lần đến khi xử lý triệt để hoàn toàn khí độc NO2 trong ao.
CÔNG DỤNG
– Hấp thu khí độc NH3, H2S, NO2, chống ô nhiễm đáy ao, phân huỷ nhanh thức ăn dư thừa, phân tôm và mùn bã hữu cơ ở đáy ao. Giúp phục hồi đáy ao nhanh và hiệu quả.
– Tăng độ phì nhiêu cho đất nền, giúp gây màu nước nhanh và ổn định. Tăng hàm lượng oxy hoà tan trong nước, giảm độ đục của nước, ổn định pH và màu nước ao nuôi.
– Tạo thêm nguồn vi sinh có lợi cho ao nuôi, ngăn chặn sự phát triển các vi khuẩn có hại.
– Tạo ra các chất dinh dưỡng vô cơ giúp tảo có lợi phát triển ổn định.
CÔNG DỤNG
– BZT là hỗn hợp các chủng vi sinh thế hệ mới và hỗn hợp enzyme có tác dụng xử lý nước và đáy ao nhờ phân hủy nhanh các chất lơ lửng trong nước, mùn bã hữu cơ tích tụ trong ao nuôi.
– Đặc biệt phân hủy triệt để các loại khí độc như: H2S, NH3, NO2,…
– Khống chế và ngăn chặn sự phát triển của các loại tảo độc như: tảo đỏ, tảo lam,…
– Ổn định môi trường trong suốt vụ nuôi, giúp tôm chống lại các tác nhân gây bệnh (đặc biệt là bệnh gan và bệnh về đường ruột)
Hy vọng những chia sẻ trên của Bio Blue Việt Nam có thể cung cấp cho quý bà con các biện pháp để kiểm soát và xử lý hiệu quả khí độc NO2 trong ao. Chúc bà con có vụ nuôi bội thu. Và sớm gặp mọi người ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những kiến thức tốt nhất phục vụ cho nuôi tôm, BIO BLUE cùng với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tôm luôn sẵn sàng tư vấn, chăm sóc và chia sẻ giải pháp cho quý bà con trên mọi miền đất nước. Liên hệ ngay với chúng tôi qua sđt: 0833 333 355 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu nuôi tôm
Văn phòng công ty: 13 đường DD5, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM
Nhà máy SX: KCN Xuyên Á, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Khu SX giống:
CN1: Ấp Đông Thành, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
CN2: Thôn Khánh Tường, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Hotline: 0833 333 355