
Mùa hè là thời điểm khiến tôm dễ mắc các bệnh nhất. Nhiệt độ tăng cao, mưa xuất hiện đột ngột là những yếu tố bất lợi khiến tôm giảm sức đề kháng, mất khả năng chống chọi với các mầm bệnh gây hại. Bên cạnh đó, môi trường ao nuôi cũng thay đổi phức tạp. Cùng Bio Blue Việt Nam tìm hiểu một số bệnh phổ biến trên tôm vào mùa nóng để có các biện pháp phòng ngừa kịp thời, hiệu quả.
– Nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa bất chợt khiến môi trường ao nuôi thay đổi. Quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng, sản sinh nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh EMS khiến tôm chết hàng loạt.
– Những cơn mưa xuất hiện đột ngột khiến các vật chất hữu cơ trên bờ trôi xuống ao, rửa trôi phèn. Hệ sinh thái môi trường ao nuôi bị phá vỡ, sức đề kháng, hệ miễn dịch của tôm suy giảm.
– Nhiệt độ và độ mặn trong ao tăng cao. Mật độ tảo dày sản sinh ra vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus gây bệnh, tạo độc tố tác động lên gan tụy tôm.
➜ Tham khảo chi tiết về bệnh chết sớm – EMS trên tôm TẠI ĐÂY
– Bệnh phát sáng ở tôm là bệnh đặc biệt, chỉ được phát hiện vào ban đêm. Bệnh xảy ra quanh năm và ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn phát triển của tôm. Tuy nhiên, mùa hè là thời điểm bệnh phát triển mạnh nhất do nhiệt độ và độ mặn tăng cao.
– Hiện tượng phát sáng không khiến tôm chết hàng loạt. Nhưng lại khiến tôm giảm ăn, dễ stress, nếu kéo dài sẽ xuất hiện tôm chết rải rác.
– Nếu nguyên nhân do tảo gây ra, tôm sẽ chậm lớn, phát triển không đều, đóng rong ở mang và vỏ.
– Nếu tôm bị nhiễm khuẩn Vibrio harveyi sẽ có biểu hiện:
– Nếu ấu trùng tôm nhiễm bệnh sẽ có màu trắng đục, nặng hơn thì sẽ lắng dưới đáy bể ương và chết hàng loạt.
– Tôm chết đáy rải rác tùy vào mức độ của bệnh. Nếu nhiễm bệnh 100% đàn tôm trong giai đoạn 45 ngày nuôi đầu, có thể gây chết tôm hàng loạt.
➜ Tham khảo chi tiết về bệnh phát sáng trên tôm TẠI ĐÂY
– Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào mùa xuân và đầu hè. Bởi giai đoạn này, thời tiết thay đổi đột ngột, sự biên thiên về biên độ nhiệt giữa ngày và đêm quá lớn khiến tôm bị sốc và nhiễm bệnh.
– WSSV gây chết trên mọi giai đoạn phát triển của tôm.
– Bệnh đốm trắng được chia làm 2 dạng:
+) Bệnh cấp tính: thường làm tôm thẻ chết hàng loạt. Tỷ lệ cao trong vòng vài tuần.
+) Bệnh tiềm ẩn: tồn tại độc lập trong giống tôm càng xanh (Macrobrachium), cua và tôm hùm tự nhiên. Thường không có dấu hiệu bệnh lý.
– Bệnh do virus thường biểu hiện một số triệu chứng bệnh lý như:
– Nhiệt độ nước cao khiến tôm bị sốc nhiệt hoặc do pH dao động trong ngày lớn hơn 0,5.
– Thức ăn thiếu một số loại khoáng chất và vitamin cần thiết.
– Mặt khác, khi trời nắng nóng, bà con bật, tắt quạt khí đột ngột hoặc kiểm tra nhá liên tục cũng gây ra hiện tượng đục cơ trên tôm.
➜ Tham khảo chi tiết về bệnh cong thân đục cơ trên tôm TẠI ĐÂY
– Bệnh phân trắng thường xảy ra khi tôm được 40 ngày tuổi trở đi. Và khi nhiệt độ kéo dài trên 32 độ C.
– Có nhiều tác nhân có thể gây bệnh. Ban đầu, có thể chỉ một nhân tố cụ thể gây bệnh. Sau đó các nhân tố khác có cơ hội tấn công khi tôm đã bị suy yếu khả năng kháng thể.
– Vì nguyên nhân gây bệnh đến từ nhiều nhân tố. Vì vậy, để trị bệnh hiệu quả, người nuôi cần xác định chính xác nguyên nhân.
➜ Tham khảo chi tiết về bệnh phân trắng trên tôm TẠI ĐÂY
– Chuẩn bị ao nuôi đúng theo quy trình dưới đây:
➜ Tham khảo chi tiết cách quản lý ao nuôi mùa nóng hiệu quả TẠI ĐÂY
Hy vọng những chia sẻ trên của Bio Blue Việt Nam có thể cung cấp cho quý bà con các loại bệnh phổ biến trên tôm vào mùa nóng để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Chúc bà con có vụ nuôi bội thu. Và sớm gặp mọi người ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những kiến thức tốt nhất phục vụ cho nuôi tôm, BIO BLUE cùng với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tôm luôn sẵn sàng tư vấn, chăm sóc và chia sẻ giải pháp cho quý bà con trên mọi miền đất nước. Liên hệ ngay với chúng tôi qua sđt: 0833 333 355 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu nuôi tôm
Văn phòng công ty: 13 đường DD5, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM
Nhà máy SX: KCN Xuyên Á, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Khu SX giống:
CN1: Ấp Đông Thành, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
CN2: Thôn Khánh Tường, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Hotline: 0833 333 355