![](https://biobluevietnam.com/wp-content/uploads/2025/01/BIO-BLUE-VIET-NAM-BAO-VE-DUONG-RUOT-1024x576.jpg)
Nuôi tôm mùa nóng thường phát sinh không ít những rủi ro. Nhiệt độ cao, thời tiết khô khiến tôm sốc nhiệt, dễ bị mầm bệnh tấn công. Nước ao nuôi dễ bị ô nhiễm do lượng tảo lam, tảo giáp trong ao phát triển mạnh, tiết ra các độc tố gây hại cho tôm. Cùng Bio Blue Việt Nam tìm hiểu một số giải pháp để quản lý ao nuôi tôm mùa nóng hiệu quả.
– Tôm là động vật thuộc nhóm máu lạnh. Vì vậy, nhiệt độ môi trường nước ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của chúng.
– Tôm thẻ sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở môi trường nước có nhiệt độ từ 25 – 30 độ C. Khi nhiệt độ vượt ngưỡng 32 độ, tôm sẽ bị sốc môi trường. Biểu hiện dễ thấy nhất là tôm bỏ ăn, bơi xuống đáy áo để tránh nóng.
– Tôm bị sốc nhiệt nên mới xuống đáy ao để tránh nóng. Đây là nơi chứa nhiều khí độc, mầm bệnh gây hại nhất cho tôm.
– Nhiệt độ nước tăng cao, quá trình hô hấp của tôm cũng nhiều hơn. Các phản ứng sinh hóa tiêu hao nhiều oxy hơn bình thường. Từ đó dẫn đến tình trạng ao thiếu oxy vào ban đêm.
– Nước bốc hơi nhanh, mực nước thấp, độ mặn tăng, các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột tôm bị sốc
– Trời nóng là điều kiện thuận lợi để tảo trong ao phát triển mạnh, đặc biệt là tảo lam, tảo giáp,… Trong quá trình sinh trưởng, tảo tiết ra độc tố gây hại cho tôm. Sau 7 – 10 ngày, tảo chết đi gây ra hiện tượng tảo tàn, tích tụ khí độc H2S, NO2, NH3,.. dưới đáy ao khiến tôm chết hàng loạt.
– Tôm dễ mắc 1 số các bệnh sau:
Để phòng ngừa những tổn thất do trời nóng tác động lên tôm, bà con nên lưu ý 4 điều sau đây:
AO NUÔI
Trước khi bắt đầu một vụ nuôi mới, bà con cần chuẩn bị ao nuôi theo đúng quy trình gồm các bước:
– Thiết kế ao lắng đúng chuẩn để xử lý nước cấp và diệt tạp trước khi đưa vào ao nuôi. Ao lắng còn là nguồn nước dự trữ để cấp vào ao khi mực nước trong ao cạn bớt trong mùa nóng. Hệ thống trang trại nuôi tôm tiêu chuẩn sẽ được thiết kế như sau:
+) Ao lắng và ao xử lý chiếm khoảng 60% diện tích toàn hệ thống.
+) Ao nuôi chiếm 40% diện tích còn lại.
– Lắp đặt hệ thống quạt khí để cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho tầng đáy ao, ngăn sự phân tầng nhiệt độ trong ao.
NGUỒN NƯỚC
– Nguồn nước cấp vào ao nuôi cần diệt khuẩn, lọc qua nhiều lớp túi bằng vải dày để hạn chế tối đa mầm bệnh xâm nhập vào ao.
– Duy trì mực nước trong ao từ 1.2 – 1.5m trở lên để ít có sự biến động, hạn chế rủi ro.
– Đảm bảo các chỉ số về môi trường nước. Theo dõi các hoạt động của tôm để xử lý ngay khi thấy dấu hiệu bất thường.
THẢ GIỐNG
Thả giống cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tôm trong mùa nóng. Do đó, bà con cần lưu ý:
– Chọn con giống sạch bệnh, khỏe mạnh từ các công ty cung cấp giống uy tín.
– Chọn kích cỡ từ Post 12 trở lên.
– Thả tôm với mật độ phù hợp, mật độ lý tưởng là 70 – 80 con/m2.
– Nên chọn thời điểm trời mát để thả giống, tránh gây stress cho tôm.
– Trước khi thả giống, cần gây màu nước cho ao. Hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống đáy vì nhiệt độ nước sẽ tăng cao, thúc đẩy tảo phát triển.
– Tôm giống BS22 có nguồn gốc tôm bố mẹ thuộc giống Superior Siêu Tăng Trưởng được nhập khẩu trực tiếp từ tập đoàn SIS – Mỹ.
– Tôm được nuôi dưỡng và chăm sóc bởi quy trình khép kín, hiện đại nhất nhằm đảm bảo nguồn tôm post 100% sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tốt.
– Hấp thu khí độc, phân huỷ nhanh thức ăn thừa, phân tôm và mùn bã hữu cơ. Phục hồi đáy ao nhanh và hiệu quả.
– Gây màu nước nhanh và ổn định. Tăng hàm lượng oxy hoà tan, giảm độ đục của nước. Tạo thêm nguồn vi sinh có lợi, ngăn sự phát triển các vi khuẩn có hại.
Quản lý thức ăn cho tôm
Trời nóng làm sức ăn của tôm cũng giảm, vì vậy bà con cần hết sức lưu ý liều lượng thức ăn cho tôm:
– Chỉ nên cho ăn khoảng 70 – 80% lượng thức ăn thường ngày. Tránh tình trạng thức ăn dư thừa và tồn đọng trong ao.
– Tăng lượng thức ăn lên trong cữ ăn lúc trời mát.
– Canh nhá thường xuyên để kiểm soát, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
– Lắp đặt máy quạt nước đúng vị trí và quy cách để tập trung các chất cặn bã lại khi vận hành.
Quản lý các yếu tố môi trường
– Nhiệt độ: khi nhiệt độ trên 32 độ C, cần giảm thức ăn, bổ sung vitamin C và tăng thời gian chạy quạt nước. Nên mua màn lưới đen căng phía trên mặt ao nhằm hạn chế bức xạ của ánh sáng mặt trời.
– Độ pH: cần duy trì độ pH trong khoảng 7,5 – 8,5.
+) Khi pH tăng cao: do tảo lam và tảo lục gây ra. Bà con cần thay nước, dùng vi sinh xử lý tảo và ổn định môi trường ao nuôi.
+) Khi pH xuống thấp: có thể do phèn từ nền đáy và bờ ao. Tiến hành thay nước, xử lý đáy và dùng men vi sinh chuyên xử lý để ổn định độ pH.
– Độ mặn: duy trì độ mặn thích hợp trong khoảng 8- 20‰. Trời nắng nóng khiến nước dễ bốc hơi, độ mặn trong ao tăng. Gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm
➤ Tăng lượng nước cấp vào khoảng 10 – 15% lượng nước sẵn có trong ao, cấp lúc trời mát, tốt nhất là sau 7 giờ tối. Sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ để ổn định môi trường ao nuôi.
– Khí độc: trong mùa nắng nóng, từ khoảng 2 – 4 giờ chiều lượng khí độc như NH3 sẽ dễ tăng cao làm tôm bị stress.
Hy vọng những chia sẻ trên của Bio Blue Việt Nam có thể cung cấp cho quý bà con những thông tin cần thiết để quản lý ao nuôi tôm mùa nóng hiệu quả. Chúc bà con có vụ nuôi bội thu. Và sớm gặp mọi người ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những kiến thức tốt nhất phục vụ cho nuôi tôm, BIO BLUE cùng với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tôm luôn sẵn sàng tư vấn, chăm sóc và chia sẻ giải pháp cho quý bà con trên mọi miền đất nước. Liên hệ ngay với chúng tôi qua sđt: 0833 333 355 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu nuôi tôm
Văn phòng công ty: 13 đường DD5, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM
Nhà máy SX: KCN Xuyên Á, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Khu SX giống:
CN1: Ấp Đông Thành, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
CN2: Thôn Khánh Tường, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Hotline: 0833 333 355