GIẢI PHÁP VÀNG BẢO VỆ ĐƯỜNG RUỘT TÔM

Bệnh đường ruột là một vấn đề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm mà còn tác động nghiêm trọng đến năng suất và lợi nhuận. Đặc biệt, vào những thời điểm thời tiết thất thường và môi trường ao nuôi dễ biến đổi, tôm rất dễ mắc các bệnh về đường ruột. Vậy nguyên nhân, biểu hiện, cần làm gì để bảo vệ đường ruột của tôm. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân bệnh đường ruột tôm

1. Thời tiết thất thường

  • Thời tiết giai đoạn này có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm, làm giảm khả năng miễn dịch của tôm.
  • Tôm dễ bị stress do nhiệt độ thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.

2. Áp lực môi trường ao nuôi tăng cao

  • Do nhu cầu thị trường tăng mạnh gần Tết, nhiều hộ nuôi có xu hướng thả dày hơn để tối ưu sản lượng, dẫn đến môi trường ao dễ ô nhiễm.
  • Khí độc (NH3, H2S) và chất hữu cơ tích tụ trong ao làm ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột của tôm.

3. Nguồn thức ăn không ổn định

  • Nguồn cung thức ăn có thể bị gián đoạn làm giảm hiệu quả dinh dưỡng cho tôm.
  • Thức ăn không đảm bảo chất lượng dẫn đến tình trạng tôm bị rỗng ruột hoặc nhiễm bệnh đường ruột.

4. Sự cố về tảo và môi trường nước

Tảo trong ao dễ bị sập do sự chênh lệch nhiệt độ lớn và lượng dinh dưỡng không được cân bằng. Điều này khiến hệ sinh thái ao nuôi mất ổn định, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

Tác nhân gây bệnh đường ruột
Tác nhân gây bệnh đường ruột

Biểu hiện tôm khi bệnh đường ruột

1. Biểu hiện về đường ruột

  • Ruột rỗng hoặc đứt đoạn: Quan sát đường ruột của tôm thấy không liên tục hoặc không có thức ăn trong ruột.
  • Phân lỏng, phân trắng: Tôm thải ra phân trắng, lỏng, hoặc nhầy, biểu hiện rõ của vấn đề đường ruột.
  • Sưng và viêm đường ruột: Phần ruột trong suốt, sưng to hoặc có màu sắc bất thường.

2. Biểu hiện về vỏ và cơ thể

  • Vỏ mềm, mỏng: Tôm không lột xác bình thường, vỏ yếu do thiếu khoáng chất hoặc suy giảm sức khỏe.
  • Xuất hiện đốm đen hoặc vết tổn thương: Đặc biệt ở vùng vỏ và đuôi, do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng tấn công.
  • Thân tôm cong hoặc gãy râu: Biểu hiện tôm bị stress hoặc môi trường ao không phù hợp.

3. Biểu hiện về hành vi

  • Tụ tập ở nơi có dòng nước mạnh: Tôm thường tụ lại gần máy quạt nước hoặc khu vực sục khí để tìm nguồn oxy.
  • Bơi lội không định hướng: Do hệ thần kinh bị ảnh hưởng bởi khí độc hoặc vi khuẩn.

4. Biểu hiện trong ao nuôi

  • Nước ao có mùi hôi: Do khí độc NH3, H2S tích tụ và sự phân hủy chất hữu cơ.
  • Màu nước ao thay đổi đột ngột: Tảo sụp hoặc phát triển quá mức dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
  • Tôm nổi đầu: Biểu hiện của thiếu oxy hoặc nhiễm độc khí.
Tôm bệnh đường ruột
Tôm bệnh đường ruột

Cách phòng ngừa bệnh đường ruột tôm

Quản lý ao nuôi

1. Lựa chọn thức ăn chất lượng

  • Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng cao:
    Chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, giàu dinh dưỡng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm.
  • Bảo quản đúng cách:
    • Thức ăn cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.
    • Không sử dụng thức ăn đã bị hỏng hoặc quá hạn.
  • Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa:
    Trộn thêm các sản phẩm men vi sinh vào thức ăn để hỗ trợ đường ruột tôm giúp tôm tiêu hóa tốt hơn và giảm nguy cơ bệnh.

2. Phòng ngừa tác nhân gây bệnh đường ruột

  • Kiểm soát vi khuẩn Vibrio: Sử dụng chế phẩm sinh học hoặc sản phẩm xử lý nước để ức chế vi khuẩn gây hại trong ao.
  • Hạn chế ký sinh trùng và tảo độc:
    • Theo dõi và kiểm soát mật độ tảo trong ao nuôi, tránh để tảo phát triển quá mức hoặc bị sập đột ngột.
    • Định kỳ vệ sinh và kiểm tra các hệ thống sục khí, quạt nước để giảm môi trường ký sinh trùng phát triển.
  • Giảm khí độc trong ao:
    Sử dụng chế phẩm xử lý khí độc như Blue Clear để hấp thụ NH3, H2S, cải thiện chất lượng nước.

3. Duy trì môi trường ao nuôi ổn định

  • Quản lý mật độ tôm giống phù hợp:
    Tránh thả tôm quá dày, giữ mật độ ở mức an toàn để giảm áp lực môi trường.
  • Ổn định nhiệt độ ao nuôi:
    • Theo dõi nhiệt độ ao, đặc biệt vào ban đêm khi nhiệt độ giảm mạnh.
    • Sử dụng các biện pháp che phủ ao hoặc quạt nước để giữ nhiệt độ ổn định.
  • Cải thiện đáy ao và nước ao định kỳ:
    Mỗi 7–10 ngày, sử dụng chế phẩm sinh học như Blue Clear để phân hủy chất hữu cơ, hấp thụ khí độc và duy trì màu nước ổn định.

Sử dụng các chế phẩm sinh học

1. Sản phẩm Blue Clear

CÔNG DỤNG

– Hấp thu khí độc NH3, H2S, NO2, chống ô nhiễm đáy ao, phân huỷ nhanh thức ăn dư thừa, phân tôm và mùn bã hữu cơ ở đáy ao. Giúp phục hồi đáy ao nhanh và hiệu quả.

– Tăng độ phì nhiêu cho đất nền đáy ao, giúp gây màu nước nhanh và ổn định.

– Tăng hàm lượng oxy hoà tan trong nước, giảm độ đục của nước, ổn định pH và màu nước ao nuôi.

– Tạo thêm nguồn vi sinh có lợi cho ao nuôi, ngăn chặn sự phát triển các vi khuẩn có hại.

– Tạo ra các chất dinh dưỡng vô cơ giúp tảo có lợi phát triển ổn định.

CÁCH DÙNG

– Tháng thứ 1 – thứ 2: Dùng 227g / 10.000m3 nước.

– Tháng thứ 3 trở lên: Dùng 454g / 10.000m3 nước.

– Pha loãng với ít nước sạch rồi tạt đều xuống ao.

Chuyên xử lý đay và nước

2. Bộ đôi sản phẩm Blue Lacto++ và Top One

Cách dùng: 

Khi tôm bị bệnh :

  • Cho ăn liều 5-10g/kg thức ăn thời gian cho ăn từ 5-7 ngày.
  • Phục hồi men đường ruột bằng sản phẩm BLUE LACTO++ hoặc TOP ONE liều 10ml/kg, lượng thức ăn trộn thuốc chiếm 30% thức ăn trong ngày.
  • Song song với thời gian cho ăn, nên sử dụng một trong những loại thuốc diệt khuẩn sau đây để tạt môi trường nước ao nuôi như (CID500, CID500 PLUS, BLUE VIKON)
  • Liều 500g-1000ml/1000m3  nước
  • Chu kỳ diệt khuẩn lặp lại sau 72-96h.

* LƯU Ý: Xen kẽ sử dụng các dòng diệt khuẩn CID500, CID500 PLUS, BLUE VIKON để tránh tình trạng vi khuẩn kháng lại hóa chất. Sử dụng liều 5g/kg thức ăn cho ăn mỗi ngày, lượng thức ăn trộn thuốc chiếm 25% trong ngày để kháng.

Để bảo vệ đường ruột tôm khỏe mạnh, người nuôi cần đề cao việc quản lý môi trường ao nuôi và sử dụng các sản phẩm sinh học hiệu quả. Việc đầu tư đúng đắn ngay từ đầu sẽ giúp người nuôi giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận.

CÔNG DỤNG

– Ngăn ngừa các loại virus, vi khuẩn, vi bào tử gây bệnh trên gan tôm như: sưng gan, teo gan, hoại tử gan.

– Phòng hiện tượng tôm chết râm, tấp mé, trắng cơ, đục cơ.

CÁCH DÙNG

– Phòng bệnh: 2-3g/kg thức ăn, dùng liên tục 2 ngày. Định kỳ 10 ngày sử dụng 1 lần.

– Khi tôm nhiễm bệnh: 5-10g/kg thức ăn, dùng liên tục 3 ngày, định kỳ 7 ngày/lần.

Phòng bệnh đường ruột

CÔNG DỤNG

– Ngăn ngừa tôm bị nhiễm trùng đường ruột: vi nấm, tảo độc, vi khuẩn (V.vulnificus, V.alginolyticus).

– Tăng cường khả năng tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột như: phân trắng, phân lỏng, ruột đứt khúc,… nong to đường ruột, ổn định đường ruột suốt vụ nuôi.

CÁCH DÙNG

– Trong suốt vụ nuôi: 2-3g/kg thức ăn.

– Khi tôm đường ruột yếu: Dùng liều gấp đôi.

Lưu ý: Không dùng chung với thuốc kháng sinh.

Phòng bệnh đường ruột