GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KÝ SINH TRÙNG TRÊN TÔM

Cùng với sự phát triển của ngành tôm, việc nuôi tôm mật độ cao ngày càng phổ biến, dẫn đến việc môi trường bị ô nhiễm nặng nề, là điều kiện cho mầm bệnh phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ký sinh trùng trên tôm. Khi ký sinh trùng bắt đầu tấn công, sẽ tạo ra nhiều điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn về đường ruột bùng phát. Nghiêm trọng hơn là bệnh phân trắng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vụ nuôi.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN TÔM

Do trùng tế bào (Gregarine)

  • Là ký sinh trong ruột tôm và có vật chủ trung gian là động vật thân mềm và động vật chân đốt.
  • Gregarine thường gặp tôm trong giai đoạn 40 – 50 ngày sau khi thả giống ở những ao nuôi mật độ cao vào lúc trời nắng nóng và đáy ao bẩn.
  • Tôm bị nhiễm Gregarine thường chậm lớn và gây tổn thương niêm mạc ruột giữa.
  • Tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh cho đường ruột tôm.
Trùng tế bào Gregarine
Trùng tế bào Gregarine

Do vi bào tử trùng (EHP)

  • Dễ bị nhiễm ở tế bào biểu mô của ống gan tuỵ tôm.
  • EHP ký sinh nội bào bắt buộc, sử dụng dinh dưỡng và năng lượng dự trữ trong gan tuỵ khiến tôm chậm lớn.
  • EHP nhiễm ở tất cả giai đoạn phát triển của tôm.
  • Tốc độ lây lan rất nhanh, không gây chết tôm nhưng là tác nhân cơ hội cho Vibrio tấn công gây bệnh khác như: phân trắng, hoại tử gan tuỵ,…

Do Vermiform (dạng giun)

  • Thường hiện diện trong ống gan tuỵ, ruột giữa của tôm,.
  • Vermiform làm tôm giảm ăn, chậm lớn và có liên quan đến bệnh phân trắng ở tôm.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Dấu hiệu nhận biết bệnh do ký sinh trùng trên tôm gây ra
Dấu hiệu nhận biết bệnh do ký sinh trùng trên tôm gây ra
  • Ruột ziczac, “xoắn lò xo”.
  • Đường ruột tôm bị đứt từng đoạn không có thức ăn trong đường ruột.
  • Ruột tôm bị cong, phình to, có dịch màu vàng hơi hồng.
  • Chấm gạo đường ruột đốt thứ 6 (mũ đuôi).
  • Tôm bị bệnh chuyển sang màu trắng đục hay màu sữa. Khi tôm lớn dễ quan sát hơn, nhiều con bị đục cơ ở lưng hay phần cuối cơ thể.

TÁC HẠI DO KÝ SINH TRÙNG TRÊN TÔM GÂY RA

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

CÁCH XỬ LÝ

– Cải tạo ao thật kĩ

– Xử lý tốt nguồn nước cấp vào ao nuôi

– Kiểm soát tốt chất lượng nước

  • Diệt ký chủ trung gian, diệt khuẩn định kỳ, xử lý chất hữu cơ dư thừa, bùn đáy ao.
  • Thường xuyên kiểm tra nồng độ oxy hoà tan (>4ppm) tốt nhất là 5 ppm (kích thích tôm ăn khoẻ, lớn nhanh, ít bị bệnh tấn công). 

– Kiểm soát chất lượng thức ăn và lượng cho ăn

  • Đảm bảo thức ăn sạch, hạn chế lượng thức ăn dưa thừa gây ô nhiễm hữu cơ.

– Sử dụng chế phẩm sinh học

  • Chế phẩm vi sinh: Ổn định hệ vi khuẩn đường ruột, tăng mật độ vi khuẩn có lợi trong đường ruột tôm. 
  • Chủng vi sinh đặc hiệu chuyên ức chế ký sinh trùng trên tôm, vi sinh xử lý nước và đáy ao.
  • Chế phẩm enzyme: xử lý nước ao ô nhiễm hữu cơ.

Đề xuất giải pháp:

Bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh sẽ xử lý triệt để ký sinh trung và các bệnh đường ruột. Tuy nhiên, bà con vẫn phải đảm bảo cho sự tăng trưởng của tôm, giúp tôm về size lớn. Hạn chế được thiệt hại và giữ vững năng suất cho người nuôi. Bà con có thể tham khảo bộ sản phẩm phòng và điều trị bệnh đường ruột trên tôm của nhà Bio Blue Việt Nam nhé!

CÔNG DỤNG

Ngăn ngừa các bệnh về nội ký sinh trùng gây bệnh như: phân trắng, chậm lớn, đứt khúc đường ruột, sưng đốt cuối, đường ruột bị hạt gạo

CÁCH DÙNG

– Phòng bệnh: Sử dụng 3 – 5 ml / kg thức ăn, cho ăn liên tục 3 ngày

– Khi tôm nhiễm bệnh: dùng 7 – 10 ml / kg thức ăn, ăn mỗi ngày 2 cử sáng, 5 ngày liên tục, 7 ngày lặp lại 1 lần

LƯU Ý

Khi tôm bị nhiễm bệnh nặng, sáng cho ăn liên tục 2 cữ trộn Detoxant, các cữ tiếp theo trộn cùng Bio Yex, đồng thời kết hợp khử khuẩn nước.

Tiêu diệt nội ký sinh trùng

Tiêu diệt ký sinh trùng - Ngăn ngừa phân trắng EHP

F45

CÔNG DỤNG

– Phòng các bệnh về nội ký sinh trùng gây bệnh như: phân trắng, chậm lớn, đứt khúc đường ruột, sưng đốt cuối, đường ruột bị hạt gạo.

– Ngăn ngừa đa ký sinh trùng và ngăn ngừa EHP.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

– Phòng bệnh: Cho ăn 3 – 5ml / kg thức ăn, mỗi ngày ăn 2 cữ đến khi tôm được 50 ngày tuổi để ngăn ngừa EHP và ký sinh trùng

– Khi tôm nhiễm bệnh: Dùng 7 – 10ml / kg thức ăn, ăn mỗi ngày 2 cữ sáng, ăn liên tục trong 5 ngày, định kỳ 7 ngày / lần

Lưu ý:
  • Bà con nên sử dụng định kỳ để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Kết hợp sử dụng với các biện pháp phòng trị bệnh khác để bảo vệ sức khỏe cho tôm nuôi.

Bộ sản phẩm – Phòng và điều trị bệnh đường ruột là giải pháp hiệu quả giúp bà con nông dân cải thiện hệ tiêu hóa. Tăng cường sức khỏe và nâng cao năng suất cho tôm nuôi. Hãy liên hệ với Bio Blue Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ sử dụng sản phẩm nhé.